Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mưa lũ tàn phá tỉnh Khánh Hòa

PV - 15:39, 20/11/2018

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Khánh Hòa, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8, trong 2 ngày 17 và 18/11, trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to; tổng lượng mưa đo được từ 80-200mm, riêng Nha Trang lượng mưa đạt 380mm. Mưa lớn đã gây ngập lụt, sạt lở đất để lại hậu quả nặng nề, nhất là TP. Nha Trang.

Tại các địa phương khác như Diên Khánh, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều bị ngập, có những địa phương ngập từ 0,5m trở lên như: Diên An, Diên Phú, Diên Toàn, Diên Bình, Diên Lạc, Diên Điền... Còn tại TP. Cam Ranh, đoạn đường dọc theo Quốc lộ 1 từ phường Cam Nghĩa đến Cam Phú ngập từ 0,4 đến 0,6m. Tại Khánh Vĩnh, Khánh Sơn các cầu tràn đều ngập sâu từ 0,4-0,6m, nước chảy rất xiết, không thể qua lại.

Các cơ quan chức năng giúp người dân thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang khắc phục hậu quả do lở núi. Các cơ quan chức năng giúp người dân thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang khắc phục hậu quả do lở núi.

Cơn mưa lớn kéo theo dòng lũ bất ngờ đổ về, khiến hàng chục ngôi nhà giữa lưng chừng núi Hòn Rớ, thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang trở tay không kịp. Theo ghi nhận có khoảng 50 ngôi nhà đã bị lũ cuốn trôi hoặc sập một phần. Nhiều ngôi nhà đã không còn nhận ra vì bị hàng ngàn m3 đất đá đè lên. Vụ lở núi đã làm cho 13 người chết, 4 người mất tích và hàng chục người bị thương.

Không khỏi bàng hoàng sau cơn lũ dữ, bà Phạm Thị Hoa (52 tuổi) cho biết, gia đình bà đã sống ở đây hơn 10 năm nhưng chưa từng chứng kiến lũ dữ như đợt này. Gia đình tôi đang ở trong nhà thì thấy tiếng ầm ầm. Chỉ đến khi thấy nước tràn vào nhà qua cửa sổ tôi mới biết là nước lũ. Cả nhà tôi đều nghĩ không thể tháo chạy mà chỉ biết đứng lạy trời phật phù hộ mà thôi, bà Hoa kể.

Khu dân cư nhà ở cao cấp Hoàng Phú (phường Vĩnh Hòa), địa điểm được người dân Nha Trang mong muốn có một mảnh đất để ở, thế nhưng chỉ trong sáng 18/11, nhiều ngôi nhà mới xây khang trang đẹp đẽ bỗng chốc trở thành đống hoang tàn. Những chiếc ô tô bị đất đá đè bẹp dúm. Hồ nhân tạo ở phía trên bị vỡ đã cuốn đi gia sản của hàng chục hộ dân tại đây. 3 người dân không kịp thoát thân cũng bị vùi lấp tử vong.

Thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có 14 người chết, một số người mất tích và nhiều người bị thương do lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương gồm: Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ, Vĩnh Hòa và Phước Đồng (TP. Nha Trang). Các lực lượng: quân sự, công an và dân quân xung kích của các địa phương vẫn đang tiếp tục tìm kiếm người mất tích tại các khu vực sạt lở, nhà sập.

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức, bố trí lực lượng chốt chặn không cho nhân dân qua lại tại các đoạn đường ngập lụt, các cầu tràn, ngầm và các vùng sạt lở nguy hiểm; tổ chức sơ tán dân tại các khu vực trũng, ngập lụt. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị thi công trên địa bàn tổ chức kiểm tra, rà soát các công trình đang thi công, lập rào chắn và cắm biển báo tại các vị trí hố móng công trình bị ngập nước do ảnh hưởng mưa lũ gây nguy hiểm đến tính mạng người dân. Các đơn vị quản lý các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện đang tổ chức trực 24/24 giờ, kiểm tra các hồ chứa nước, chủ động điều tiết nước hồ đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du; vận hành hồ chứa nước theo đúng quy trình đã được phê duyệt.

Để chủ động ứng phó với diễn biến áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 8), UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã chỉ đạo việc thông báo và thông tin thường xuyên về tình hình diễn biến của mưa lũ các địa phương và đơn vị liên quan để chủ động triển khai công tác ứng phó, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ. Thường trực UBND tỉnh và các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã trực tiếp về các địa phương để chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ; tổ chức kiểm tra các công trình hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo đơn vị quản lý hồ chứa thực hiện vận hành xả lũ hợp lý.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.