Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mưa lớn khiến vựa lúa lớn nhất Đắk Lắk thiệt hại nặng nề

Lê Hường - 21:37, 22/05/2022

Ngày 22/5, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk thông tin, mưa lớn kéo dài mấy ngày qua đã khiến hàng trăm héc ta cây trồng trên địa bàn huyện bị ngập trong nước, gây thiệt hại nặng nề cho người dân trên địa bàn huyện.

Nhiều diện tích lúa ở huyện Lắk ngập úng do mưa lớn kéo dài
Nhiều diện tích lúa ở huyện Lắk ngập úng do mưa lớn kéo dài

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Lắk, từ ngày 19 - 21/5, trên địa bàn huyện xảy ra nhiều trận mưa lớn, lượng nước lớn từ các lưu vực sông suối đổ về dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ. Hậu quả, đã có 652 ha cây trồng tại 4 xã gồm Buôn Triết, Buôn Tría, Đăk Liêng, Ea R’bin bị ngập. Trong đó, diện tích diện tích cây lúa mới sạ là nhiều nhất, lên đến 633 ha.

Đứng trước cánh đồng mênh mông nước, anh Khổng Minh Thu, ở xã Buôn Triết thở dài: 3 ha lúa vừa gieo đầu tư bao công sức bây giờ ngập ứng hết. Bình thường bão lũ thường xuất hiện vào khoảng giữa tháng 8 âm lịch. Năm ngoái lúa mới bắt đầu đỏ đuôi chưa kịp thu hoạch thì đã ngập hết. Năm nay, tôi tính gieo sớm để thu hoạch trước mùa mưa lũ, nhưng thời tiết thất thường, vừa sạ xong đã gặp mưa lớn, kéo dài gây ngập úng. Chỉ giống, vật tư đã thiệt hại hơn 20 triệu đồng. Giờ chờ nước rút để giao sạ lại, thời tiết thuận lợi thì có ăn nếu không thì lại đói.

Cánh đồng xã Buôn Triết có nhiều vùng thấp trũng nên diện tích thiệt hại lớn nhất. Đợt mưa lũ lần này, xã có 454 ha cây trồng bị ảnh hưởng, chủ yếu là cây lúa. Trong đó, 445ha lúa mới gieo sạ và 5 ha lứa sắp thu hoạch.

Tương tự, nhiều người dân xã Buôn Tría cũng đứng ngồi không yên vì mưa lớn đã làm 30ha lúa mới giao sạ và 5ha khoai lang chuẩn bị thu hoạch bị ngập úng.

Xót xa nhìn 3,5 ha lúa mới gieo được 5 ngày ngập trong biển nước, anh Vũ Công Nghĩa chia sẻ: Lúa đang trong giai đoạn nảy mầm rất đều và phát triển tốt, nhưng bây giờ đã bị nước nhấn chìm. Ước tính thiệt hại khoảng 30 triệu đồng. Nếu như mưa lớn vẫn kéo dài, bà con không thể gieo sạ lại không đúng lịch thời vụ thì diện tích lúa gieo sạ lại rất dễ bị sâu bệnh phá hoại, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng

Ông Vũ Xuân Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Buôn Tría cho biết, hiện nay, nước trên các cánh đồng vẫn chưa rút hết. Trước mắt chính quyền địa phương chỉ đạo các thôn, buôn bị ngập úng tập trung khơi thông dòng chảy, đồng thời lập danh sách những hộ bị thiệt hại. UBND xã đang thành lập đoàn đi kiểm tra, đánh giá tình hình thiệt hại và có phương án hỗ trợ cho người dân. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền bà con nông dân chủ động chuẩn bị lúa giống để kịp thời gieo sạ lại vụ mùa trước khi nước rút.

Theo ông Nguyễn Viết Quang,Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lắk, năm nay thời tiết diễn biến khác thường so với mọi năm. Hiện nay, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đang đôn đốc, kiểm tra chế độ trực ban của Ban Chỉ huy các xã, thị trấn chỉ đạo công tác phòng tránh và khắc phục thiên tai. Đồng thời, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn kịp thời vận động người dân khắc phục khó khăn, ổn định tình hình để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy cũng yêu cầu các địa phương cần thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở người dân chú ý, bảo đảm an toàn cho người và tài sản. Trường hợp cần thiết thì các địa phương phải chủ động di dời người dân đến nơi an toàn.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.