Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở nhiều nơi

Minh Nhật - 10:59, 01/10/2024

Từ tối 30/9 đến sáng 1/10, mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An bị sạt lở, ngập lụt.

Mưa lớn đã khiến một số khu phố tại TP.Thanh Hóa bị ngập sâu, nước tràn vào nhà khiến cuộc sống của người dân đảo lộn
Mưa lớn đã khiến một số khu phố tại TP.Thanh Hóa bị ngập sâu, nước tràn vào nhà khiến cuộc sống của người dân đảo lộn

Tại TP. Thanh Hóa, mưa lớn đã khiến một số khu phố bị ngập sâu, nước tràn vào nhà khiến cuộc sống của người dân đảo lộn. Nhiều người dân cho biết, gần 20 năm qua đây là lần đầu tiên nước dâng lên nhanh, ngập tràn vào nhà.

Bên cạnh đó, nhiều điểm đã xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng, chính quyền phải di dời khẩn cấp nhiều hộ dân để đảm bảo an toàn.

Như tại bản biên giới Cha Khót, bản giáp Lào của xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, xuất hiện vết nứt dài, khiến lực lượng chức năng phải di dời khẩn cấp 55 hộ dân, với 220 nhân khẩu, cùng tài sản tới nơi an toàn.

Tuyến đường ở xã Lượng Minh bị sạt lở gây chia cắt
Tuyến đường ở xã Lượng Minh bị sạt lở gây chia cắt

Tại tỉnh Nghệ An, mưa lớn cũng đã khiến một số tuyến đường trên địa bàn huyện Tương Dương, Kỳ Sơn bị sạt lở. Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lượng Minh (huyện Tương Dương) nước tràn gây ngập trường, kéo theo bùn đất vào các phòng học. Nhiều đồ dùng học tập, sách vở,… bị nước, bùn làm hư hỏng.

Thầy Nguyễn Văn Thanh - Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh cho biết, trận lũ ống chỉ kéo dài chừng 30 phút. Tuy nhiên nước lớn, chảy xiết dâng lên khiến toàn bộ trường bị ngập sâu gần 1m. Thời điểm này có nhiều giáo viên đang túc trực trong trường. Tuy nhiên nước dâng quá nhanh nên các thầy cô không kịp xoay xở. Khi nước lũ rút đi, nhiều tài sản, đồ dùng của học sinh bị nước ngập gây hư hỏng.

Lũ rút đi để lại lớp bùn đất dày đặc. Nhiều sách vở, đồ dùng học tập của học sinh bị lũ gây hư hỏng.
Lũ rút đi để lại lớp bùn đất dày đặc. Nhiều sách vở, đồ dùng học tập của học sinh bị lũ gây hư hỏng

Được biết, toàn bộ Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh có 361 em học sinh, trong đó có gần 300 em học sinh bán trú. Trong sáng 1/10, các học sinh không thể đến trường do lớp bùn dày đặc bao phủ sân trường. Hiện các thầy cô, phụ huynh đang khẩn trương đến dọn dẹp bùn đất, khắc phục hậu quả sau trận lũ.

“Cũng may khu nhà ở bán trú của trường nằm khu vực trên cao, không bị ngập nên học sinh không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, hầu hết toàn bộ sách vở, đồ dùng học tập trong lớp học đều bị hư hỏng nặng do ngập nước, bùn đất”, thầy Nguyễn Văn Thanh nói.

Lũ ống ập về khiến khuôn viên Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh (xã Lượng Minh, Tương Dương, Nghệ An) bị ngập sâu gần 1m.
Lũ ống ập về khiến khuôn viên Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh (xã Lượng Minh, Tương Dương, Nghệ An) bị ngập sâu gần 1m

Trận mưa lớn và đợt lũ ống còn khiến nhiều khu vực trên địa bàn xã Lượng Minh bị sạt lở. Nhiều ngôi nhà của người dân bị đất đá tràn vào gây hư hỏng. Đặc biệt tuyến đường dẫn vào bản Đửa bị sạt lở khiến người dân không thể đi lại. Trong đêm, đơn vị chức năng phải sơ tán hàng chục hộ dân ở bản Đửa đến nơi an toàn.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.