Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mùa Lễ hội 2018: Cần ngăn chặn những hình ảnh phản cảm

PV - 08:31, 27/02/2018

Sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, nhiều lễ hội lớn ở miền Bắc như Lễ hội chùa Hương (Hà Nội), Lễ hội Đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), Hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)… đã chính thức khai hội. Năm nay, nhờ sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, các lễ hội đã bớt những hình ảnh tiêu cực, dần trở lại các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Tuy nhiên, ở một số lễ hội vẫn rơi rớt những hình ảnh phản cảm cần được chấn chỉnh ngay.

Chen chân xin “nước thánh”

Vào những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân chen chân vãn cảnh và xin “nước thánh” tại đền Phủ Na (còn gọi là Na Sơn Động Phủ) nằm dưới chân núi Nưa thuộc xã Xuân Du (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa).

Theo quan niệm của dân gian, Na Sơn Động Phủ vốn là đỉnh núi cao nhất nằm trong dãy ngàn Nưa, dãy núi có 1 trong 3 huyệt đạo thiêng nhất nước Nam gồm núi Đá Chông (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội), núi Bà Đen (xã Thạnh Tân, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) và núi Nưa ở Thanh Hóa. Từ trên đỉnh núi cao này có một mạch nước ngầm luôn tuôn trào trong vắt, mát rượi chảy xuống núi từ phía sau đền Thượng. Không biết từ bao giờ, nguồn nước này đã được người dân và du khách cho là “nước thánh” có thể mang may mắn, tài lộc đến cho mình nên ai đến đây cũng mong muốn xin được một ít để uống hoặc rửa mặt cầu may.

Theo quan niệm, nguồn nước này trong mát, tinh khiết, nếu rửa mặt và dùng để uống có thể chữa được bệnh hiểm nghèo, cầu may mắn, bình an, tài lộc Theo quan niệm, nguồn nước này trong mát, tinh khiết, nếu rửa mặt và dùng để uống có thể chữa được bệnh hiểm nghèo, cầu may mắn, bình an, tài lộc

 

Mặc dù mấy năm gần đây, Ban quản lý di tích đã xây tường ngăn, lắp đường ống và đặt một số vòi nước để du khách tới đây dễ dàng xin được “lộc”. Tuy nhiên, nhiều người đã không tuân thủ quy định của ban quản lý mà cố tình kéo đến khu vực mó nước (vũng nước nhỏ) để xin bằng được một ít “nước thánh” nên cảnh tượng chen chúc, xô đẩy nhau vẫn còn xảy ra.

Đây cũng là cảnh tượng chung ở nhiều điểm di tích, khi ban tổ chức đã quy hoạch khu vực “phát lộc” thuận lợi để người dân tiếp cận. Nhưng nhiều người vẫn cố tình không tuân thủ và tìm cách chen lấn tận nơi. Hành động này vừa gây phản cảm, vừa gây mất an toàn nên người dân cần nâng cao ý thức từ bỏ các hành vi này.

“Nóng” chuyện chọi trâu

Một trong những vấn đề được quan tâm trong mùa Lễ hội 2018 là việc tổ chức Lễ hội chọi trâu ở một số địa phương như Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Trước mong muốn được tổ chức Lễ hội chọi trâu của các địa phương này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Trịnh Thị Thủy cho rằng, câu chuyện về chọi trâu đã là vấn đề “nóng” từ nhiều năm và Bộ VH-TT-DL yêu cầu các địa phương có biện pháp tuyên truyền vận động, đồng thời có quan điểm rõ ràng không tiếp tục tổ chức các lễ hội như vậy.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không khuyến khích tổ chức các Lễ hội chọi trâu. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không khuyến khích tổ chức các Lễ hội chọi trâu.

 

Theo bà Thủy, Lễ hội chọi trâu ở một số nơi không gắn với bất cứ di sản văn hóa cụ thể nào. Việc tổ chức lễ hội thường được giao cho doanh nghiệp như một hình thức kinh doanh. Ở một số nơi, Lễ hội chọi trâu gây phản cảm khi ngay sau sới chọi trâu là cảnh bán thịt trâu, thậm chí biến cả thư viện, trường học, trụ sở chính quyền địa phương làm nơi xẻ thịt trâu để bán. Đó là hiện tượng, hình thức phản cảm nhất mà loại hình lễ hội này thể hiện.

Ngoài ra, lễ hội chọi trâu ở nhiều nơi đều có bán vé thu tiền, vi phạm quy định tổ chức lễ hội. Đó là chưa kể đến lễ hội chọi trâu cũng làm nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực, biến tướng như cá cược, gây bất ổn trên địa bàn. Chính vì thế trong mùa Lễ hội năm 2018, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng yêu cầu, các địa phương cần kiên quyết xử lý, không để tái diễn tình trạng này.

Được biết, trước đó bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, đã có công văn gửi Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đề nghị tiến hành kiểm tra, rà soát công tác tổ chức Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu, huyện Sông Lô bảo đảm đúng theo hồ sơ đã được phục dựng và cấp phép.

Cục Văn hóa cơ sở yêu cầu, các hoạt động của lễ hội chọi trâu phải do ban tổ chức trực tiếp chỉ đạo, tổ chức và thực hiện theo quy định tại điều lệ (quy chế) tổ chức hội chọi trâu; không giao cho các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức chọi trâu, vận động, tuyên truyền chủ trâu không giết mổ trâu chọi để bán.

Ngoài ra, Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu cũng không được bán vé, thu tiền tham dự lễ hội. Ngoài ra, Cục Văn hóa cơ sở cũng có công văn gửi Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ yêu cầu siết chặt công tác tổ chức, cấm bán vé đối với Hội Chọi trâu xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) với những nội dung tương tự.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.