Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Một trường đại học của Việt Nam dành giải thưởng tại cuộc thi Sáng tạo kinh doanh xã hội toàn cầu

Cát Tường (T/h) - 20:48, 03/10/2021

Đó là Trường Đại học Ngoại thương với danh hiệu "Trường đại học xuất sắc tiêu biểu - Hạt nhân thay đổi tạo tác động lớn nhất" tại cuộc thi Sáng tạo kinh doanh xã hội toàn cầu vừa diễn ra tại Canada.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương (ảnh trên bên phải) tại lễ công bố và trao giải cuộc thi Sáng tạo kinh doanh xã hội toàn cầu năm 2020 và 2021. (Ảnh: NTCC))
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương (ảnh trên bên phải) tại lễ công bố và trao giải cuộc thi Sáng tạo kinh doanh xã hội toàn cầu năm 2020 và 2021. (Ảnh: NTCC))

Sáng tạo kinh doanh xã hội (Social Business Creation - SBC) là nền tảng đào tạo sáng tạo kinh doanh xã hội dưới hình thức một cuộc thi toàn cầu do Trường Kinh doanh HEC Montréal (Canada) và GS Muhammad Yunus, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình 2006, khởi xướng, tổ chức và bảo trợ về chuyên môn và phương pháp. Từ năm 2016 đến nay, cuộc thi đã thu hút 290 đội thi, 900 người tham gia từ 70 trường đại học đến từ khắp các quốc gia.

Từ một ý tưởng về sứ mệnh xã hội khi bắt đầu cuộc thi, những người tham gia sẽ học cách tạo ra dự án/mô hình doanh nghiệp có lợi nhuận với các tác động xã hội mạnh mẽ. Bên cạnh phương thức học tập sáng tạo và trải nghiệm phong phú, SBC còn mang tới cho người tham gia cơ hội giành được nhiều giải thưởng, học bổng, khóa tập huấn, tham quan doanh nghiệp, pitching dự án trực tiếp cùng các đội thi toàn cầu tổ chức tại Canada và giành được nguồn tài trợ ươm tạo.

Vượt qua trên 250 đội thi của hơn 80 trường đại học từ hơn 20 quốc gia, trong vòng chung kết toàn cầu được tổ chức cho cả 2 năm 2020, 2021, rạng sáng 2/10 theo giờ Hà Nội, tại Trường kinh doanh HEC Montréal (Canada), Trường Đại học Ngoại thương và sinh viên của trường đã gặt hái được nhiều giải thưởng và danh hiệu cho 2 năm 2020, 2021.

Trong cuộc thi này, Trường Đại học Ngoại thương với danh hiệu "Trường đại học xuất sắc tiêu biểu - Hạt nhân thay đổi tạo tác động lớn nhất"; 5/10 sinh viên đạt giải "tinh thần khởi nghiệp xuất sắc nhất" trên toàn cầu đến từ Việt Nam, trong đó 4 sinh viên thuộc trường Đại học Ngoại thương, 1 học sinh đến từ trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam. Các dự án khác của Việt Nam như Hợp tác xã Vụn Art, Tasa, Tomato Bioclean và Youth+ cũng nằm trong top 10.

Sau hai mùa hợp tác triển khai tại Việt Nam vào năm 2018 và 2019, Đại học Ngoại thương chính thức tham gia mạng lưới đồng tổ chức của SBC trên toàn thế giới và trở thành đơn vị triển khai, tiếp nhận các dự án tại Việt Nam và khu vực tham gia toàn cầu tại Canada.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.