Tỏi: 3 củ tỏi và 300ml rượu trắng. Tỏi rửa thật sạch, lột vỏ, đập dập rồi ngâm với rượu khoảng 7 ngày là có thể dùng được. Dùng rượu tỏi để bôi lên vùng da bị tổ đỉa khoảng 10 phút. Không được để quá lâu có thể làm da bị tổn thương.
Lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch rồi vò nát. Cho vào ấm nước đun sôi lên cho tinh chất tan ra trong nước. Chờ nước nguội rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
Lá lốt: Lấy khoảng 50g lá lốt đem rửa thật sạch rồi giã nát. Vắt lấy nước cốt rồi dùng để uống hằng ngày.
Muối: Chuẩn bị khoảng 2 thìa muối hạt. Bỏ muối vào chảo rang nóng trong khoảng 10 phút. Đợi nguội bớt rồi bỏ trong một cái khăn mỏng. Đắp lên vùng da bị bệnh tổ đỉa trong khoảng 20 phút.
Áp dụng mỗi ngày 2 lần, trong khoảng 10 ngày sẽ thấy bệnh có chuyển biến rõ rệt.
Lá đào tươi: Đem 1 nắm lá đào rửa sạch, giã nhỏ đắp lên vùng da bị chàm tổ đỉa. Khoảng 30 phút thì lấy ra để thoáng, mỗi ngày đắp 1 - 2 lần.
Dây đau xương: Lấy dây đau xương rửa sạch, phơi khô rồi đem sao vàng, bảo quản để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy một ít nguyên liệu cho vào nồi nước nấu lên cho các tinh chất tan ra trong nước. Đợi nước nguội bớt rồi dùng để uống. Áp dụng hằng ngày cho đến khi các biểu hiện hết hẳn.
Củ ráy: Lấy củ ráy rửa thật sạch rồi bỏ phần vỏ đi, cắt thành từng miếng mỏng rồi đem giã thật nát. Tiếp tục bỏ củ ráy vào ấm nước rồi đun sôi khoảng 10 phút cho tinh chất tan ra trong nước. Đợi nước nguội rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
Cây dọc mùng trắng: Loại cây này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa da nhanh chóng. Dùng phần thân tiếp giáp với củ, rửa sạch và giã nát, nấu cùng 1 lít nước. Khi sôi pha ấm rồi dùng nước này rửa các vùng da bị tổ đỉa mỗi ngày 1 lần.