Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Mỗi tin nhắn một tấm lòng vì người nghèo”

Hoài Dương - 11:25, 18/10/2019

Đó là lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2019, do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức vào tối 17/10 tại Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2019.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2019.

Tham dự Chương trình có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; lãnh đạo các bộ, ban, ngành. Về phía Ủy ban Dân tộc có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến.

Phát biểu khai mạc Chương trình, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trần Thanh Mẫn cho biết: Từ năm 2017, hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, vào ngày 17/10 hằng năm, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”.

Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu khai mạc chương trình
Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu khai mạc chương trình

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định, với quyết tâm cao, mỗi năm chương trình đều có cách làm đổi mới, sáng tạo, hiệu quả hơn. Qua 3 năm thực hiện, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp và Chương trình an sinh xã hội đạt trên 9.000 tỷ đồng. Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2019, các tổ chức, cá nhân đăng ký ủng hộ ở trung ương và địa phương gần 900 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, cùng với việc thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, từ nguồn vận động được của Quỹ “Vì người nghèo” các cấp và thực hiện chương trình an sinh xã hội, các hộ nghèo đã có thêm động lực để vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc; các vùng nghèo có thêm điều kiện để xây dựng cộng đồng tiến bộ, văn minh. Nhất là, thông qua các hoạt động tương thân, tương ái, đã khơi dậy tình thương yêu, đùm bọc trong cộng đồng, vun đắp tình làng, nghĩa xóm, tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết từ mỗi cộng đồng dân cư; củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Các đại biểu nhắn tin ủng hộ người nghèo tại chương trình
Các đại biểu nhắn tin ủng hộ người nghèo tại chương trình

“Từ nguồn vận động tại Chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2019 sẽ tập trung triển khai hỗ trợ xây dựng 1.000 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo tại một số tỉnh biên giới, miền núi và vùng thường xuyên bị thiên tai, đồng thời hỗ trợ cho các em học sinh nghèo có điều kiện được tiếp tục đến trường và chăm lo các hộ nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn thông tin.

Phát biểu tại Chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng bình quân mỗi năm ngân sách Nhà nước dành 20% đầu tư, hỗ trợ trực tiếp và thông qua các chương trình, dự án, chính sách cho mục tiêu giảm nghèo.

Toàn cảnh chương trình
Toàn cảnh chương trình

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam vẫn còn hơn 2 triệu hộ nghèo, cận nghèo, còn 2.000 xã, gần 20.000 thôn, bản đặc biệt khó khăn và hàng vạn cháu nhỏ chưa đủ áo ấm, suy dinh dưỡng,…Vì vậy, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững cần nỗ lực, kiên trì, bền bỉ, đòi hỏi phải có cách làm chủ động, sáng tạo và huy động được nhiều nguồn lực hơn nữa để sớm hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững về giảm nghèo theo Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.

Với tinh thần tiếp tục hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo”, nhân Ngày Quốc tế phòng, chống đói nghèo và Ngày Vì Người nghèo Việt Nam (17/10), thay mặt Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi với thông điệp “mỗi tin nhắn một tấm lòng vì người nghèo” với mong muốn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, có hành động thiết thực, đóng góp to lớn hơn nữa cho công cuộc giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Tiết mục văn nghệ tại chương trình
Tiết mục văn nghệ tại chương trình

Tại Chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham dự đã nhắn tin vào Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, với cú pháp VNN n, gửi 1408 để ủng hộ người nghèo (20.000 đồng/tin nhắn).

Dịp này, đã có 143 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,…đăng ký ủng hộ tại Chương trình với số tiền trên 877 tỷ đồng. Trong đó, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” là 66 tỷ đồng; ủng hộ Chương trình an sinh xã hội là 811 tỷ đồng. 

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.