Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mở ra không gian mới cho tác phẩm huyền thoại “Hoàng tử bé”

Trương Vui - 18:40, 20/06/2023

Chiều 20/6, tại Hà Nội, Viện Pháp Việt Nam tổ chức Buổi họp báo về chương trình biểu diễn âm nhạc “Hoàng tử bé”. Chương trình nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp - Việt Nam (12/4/1973 - 12/4/2023) và 80 năm phát hành cuốn sách “Hoàng tử bé” (1943 - 2023) của nhà văn nổi tiếng người Pháp Antoine de Saint-Exupéry.

Các đại biểu tham dự họp báo
Các đại biểu tham dự họp báo

"Hoàng tử bé" của Antoine de Saint-Exupéry là tác phẩm văn học bán chạy nhất thế giới và là cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất sau Kinh Thánh và Kinh Koran. Cuốn sách này đã được dịch sang 542 ngôn ngữ và phương ngữ khác nhau trên toàn thế giới.

Cùng với đó, “Hoàng tử bé” đã được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật và truyền thông, bao gồm các bản thu âm, phát thanh, biểu diễn trực tiếp, phim, truyền hình, múa ba lê và Opera.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, trong 2 ngày 23 - 24/6, công chúng sẽ được thưởng thức chương trình biểu diễn âm nhạc đặc biệt mang tên “Hoàng tử bé” diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Tác phẩm do nhà soạn nhạc người Pháp Marc-Olivier Dupin sáng tác, với cảm hứng từ những tác phẩm kinh điển của nhà văn Saint-Exupéry và hơn 200 bức tranh minh họa của họa sĩ Joann Sfar.

Chương trình do Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam biểu diễn. Diễn viên Hứa Thanh Tú sẽ là người kể chuyện bằng tiếng Pháp (có phụ đề tiếng Việt), hứa hẹn sẽ mang đến cho tác phẩm huyền thoại này sắc thái hiện đại, cùng một nguồn năng lượng tươi mới, vừa có thể truyền tải trọn vẹn tinh thần của tác giả Saint-Exupéry tới khán giả.

Khách mời tham dự họp báo
Khách mời tham dự họp báo

Theo Đại sứ Pháp Nicolas Warnery, “Hoàng tử bé” chính là một câu chuyện kể đặc sắc, nhỏ gọn mà đầy tính triết lý, đề cập một cách duyên dáng những câu hỏi lớn về nhân sinh như tình yêu, cái chết và định mệnh…

“Qua giọng kể của Hứa Thanh Tú và những hình ảnh đầy biểu cảm của Joann Sfar, bản giao hưởng như đang mời gọi chúng ta chiêm nghiệm lại áng thơ đượm nét u sầu của kiếp nhân sinh và đánh thức phần tuổi thơ đang ngủ quên trong tâm hồn mỗi người”, Đại sứ bày tỏ.

Trong khuôn khổ chương trình, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và nghệ sĩ Bùi Công Duy cũng sẽ trình diễn một số tác phẩm kinh điển của Việt Nam và Pháp dưới sự dẫn dắt của nhạc trưởng Honna Tetsuji, gồm bài dân ca nổi tiếng của Việt Nam “Se chỉ luồn kim” qua phần phối khí của nhà soạn nhạc Trần Mạnh Hùng, cùng hai tác phẩm kinh điển của hai nhà soạn nhạc nổi tiếng người Pháp là tác phẩm “L'Introduction et Rondo capriccioso” cung La thứ của Camille Saint-Saëns và “Khúc suy tưởng” trích từ vở Opera “Thais” của Jules Massenet.

Bà Trần Hải Vân - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, đây là chương trình có ý nghĩa tăng cường giao lưu nhân dân và sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Pháp. Đồng thời bà tin rằng buổi biểu diễn đặc sắc này sẽ tạo cảm hứng cho nghệ sĩ Việt Nam làm mới các tác phẩm kinh điển bằng cách thể hiện sáng tạo, đem lại cảm xúc mới mẻ cho khán giả.

Theo bà Trần Hải Vân, Cục Hợp tác quốc tế sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa tại Pháp trong năm nay, tạo sự cộng hưởng với các sự kiện mà Đại sứ quán Pháp tổ chức tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.