Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Miễn giảm học phí khi học nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Minh Thu - 18:15, 06/11/2024

Thông tin từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ, TB&XH) cho biết, về chính sách học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo điểm b, Khoản 1, Điều 16, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định học sinh, sinh viên học một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo Danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐ, TB&XH quy định được giảm 70% học phí.

Hiện nay, học sinh, sinh viên học một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp được giảm 70% học phí.
Hiện nay, học sinh, sinh viên học một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp được giảm 70% học phí

Hiện nay, Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được quy định tại Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15/6/2023 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Chính sách này không phân biệt đối với người học trường công lập hay ngoài công lập.

Đối với người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập: Cơ chế miễn, giảm học phí được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP: Nhà nước cấp trực tiếp tiền miễn, giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí.

Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 1, Điều 22, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được quy định tại Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15/6/2023 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Chính sách này không phân biệt đối với người học trường công lập hay ngoài công lập.
Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được quy định tại Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15/6/2023 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Chính sách này không phân biệt đối với người học trường công lập hay ngoài công lập

Trên cơ sở đó, Phòng LĐ, TB&XH địa phương chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí miễn, giảm học phí trực tiếp cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế.

Đối với người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Cơ chế miễn, giảm học phí được thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP: Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí đối với người học thuộc các đối tượng miễn, giảm học phí.

Phương thức cấp bù tiền miễn, giảm học phí quy định tại Khoản 1, Điều 21, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP: Kinh phí thực hiện cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho cơ sở giáo dục công lập được ngân sách Nhà nước cấp hằng năm theo hình thức giao dự toán.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...