Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Microsoft ra mắt Bing phiên bản mới được hỗ trợ bởi công nghệ AI đứng sau ChatGPT

PV - 09:05, 08/02/2023

Tập đoàn Microsoft cho biết, họ đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hội thoại để tạo ra một phương thức duyệt web mới. Theo đó, người dùng sẽ có thể trò chuyện với Bing như với ứng dụng chatbot ChatGPT, đưa ra các câu hỏi và nhận câu trả lời bằng ngôn ngữ tự nhiên.

Các tính năng mới của Bing được hỗ trợ bởi phiên bản nâng cấp của GPT 3.5, mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo đứng đằng sau ứng dụng chatbot ChatGPT của OpenAI
Các tính năng mới của Bing được hỗ trợ bởi phiên bản nâng cấp của GPT 3.5, mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo đứng đằng sau ứng dụng chatbot ChatGPT của OpenAI

Vừa qua, Microsoft đã công bố phiên bản mới của công cụ tìm kiếm Bing, được hỗ trợ bởi một phiên bản nâng cấp của công nghệ AI làm nền tảng cho ChatGPT. Đồng thời, công ty cũng ra mắt các tính năng mới ứng dụng AI của trình duyệt Edge, qua đó hứa hẹn mang lại trải nghiệm mới cho việc duyệt web và tìm kiếm thông tin trực tuyến.

Phát biểu tại sự kiện ra mắt sản phẩm, Giám đốc điều hành (CEO) của Microsoft Satya Nadella cho biết mô hình tìm kiếm trên web đã không thay đổi trong nhiều thập kỷ, nhưng AI có thể giúp việc tìm kiếm thông tin trở nên nhanh hơn và trôi chảy hơn so với các phương thức truyền thống.

“Cuộc đua bắt đầu từ hôm nay, và chúng tôi sẽ ngày càng tăng tốc. Quan trọng hơn cả, chúng tôi muốn có nhiều niềm vui khi tiếp tục cải tiến công cụ tìm kiếm, bởi đây chính là thời điểm thích hợp” - ông Satya Nadella nói.

Trình diễn sản phẩm tại sự kiện, Microsoft đã cho thấy phiên bản Bing mới hoạt động ở nhiều cấu hình khác nhau. Một trong số này hiển thị kết quả tìm kiếm truyền thống song song với chú thích AI, trong khi chế độ khác cho phép người dùng nói chuyện trực tiếp với chatbot của Bing, đặt câu hỏi cho nó trong giao diện trò chuyện như với ChatGPT.

Microsoft đã đưa ra một số tìm kiếm ví dụ như: truy vấn Bing để tìm công thức nấu ăn, mẹo du lịch và mua đồ nội thất từ Ikea. Trong một bản demo, Bing được yêu cầu “tạo lịch trình cho mỗi ngày trong chuyến đi 5 ngày tới thành phố Mexico”. Câu hỏi đã được trả lời hoàn toàn bởi chatbot, mô tả một hành trình sơ bộ kèm theo các liên kết (đường link) đến các nguồn để biết thêm thông tin.

Không giống như ChatGPT, phiên bản Bing mới có thể truy xuất tin tức về các sự kiện gần đây. Trong các demo của The Verge, công cụ tìm kiếm này thậm chí có thể trả lời các câu hỏi về lần ra mắt của chính nó, trích dẫn các câu chuyện được xuất bản bởi các trang tin tức trong vòng một giờ đồng hồ qua.

Microsoft cho biết tất cả các tính năng mới của Bing đều được hỗ trợ bởi phiên bản nâng cấp của GPT 3.5, mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo đứng đằng sau ứng dụng chatbot ChatGPT của OpenAI. Microsoft gọi đây là “Mô hình Prometheus” và cho biết nó mạnh hơn GPT 3.5 và có khả năng trả lời các truy vấn tìm kiếm tốt hơn với thông tin cập nhật và các câu trả lời có chú thích.

Cũng tại sự kiện ra mắt, ngoài phiên bản Bing mới, Microsoft còn tung ra hai tính năng mới được tăng cường bởi trí tuệ nhân tạo cho trình duyệt Edge của hãng, gồm: “chat” (trò chuyện) và “compose” (soạn thư). Các tính năng này sẽ được nhúng trong “Sidebar” (thanh bên) của Edge.

Tính năng “chat” cho phép người dùng tóm tắt trang web hoặc tài liệu họ đang xem và đặt câu hỏi về nội dung của nó, trong khi “compose” hoạt động như một trợ lý viết, giúp tạo văn bản, từ email đến các bài đăng trên mạng xã hội, dựa trên một vài lời nhắc bắt đầu.

Sự kiện công bố phiên bản Bing mới của Microsoft diễn ra trong bối cảnh tập đoàn này và đối thủ Google đang triển khai hàng loạt các bước đi liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) kể từ sau khi ứng dụng chatbot ChatGPT ra mắt hồi tháng 11 năm ngoái, tạo “cơn sốt” trên phạm vi toàn cầu.

Trước đó, ngày 6/2, Google cũng cho ra mắt một dịch vụ chatbot mới có tên “Bard” nhằm cạnh tranh với ChatGPT. Theo CEO của Google và Alphabet, ông Sundar Pichai, một nhóm người dùng sẽ được Google lựa chọn để tham gia thử nghiệm các tính năng của Bard trước khi công cụ này chính thức được cung cấp tới công chúng trong một vài tuần tới.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.