Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Mèo Vạc (Hà Giang): Bảo đảm chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Minh Đức - Vũ Mừng - 07:03, 10/01/2024

Thời gian qua, cùng với nâng cao chất lượng dạy và học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giáo dục, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang) đã nỗ lực đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong thời gian đến trường, trong đó nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Giờ ăn trưa của học sinh bán trú Trường PDTDTBT Tiểu học Xín Cái
Giờ ăn trưa của học sinh bán trú Trường PDTDTBT Tiểu học Xín Cái

Nằm trên địa bàn xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), năm học 2023 - 2024, Trường PTDTBT Tiểu học Xín Cái nhà trường có 939 học sinh, trong đó 486 em học sinh bán trú. Xác định tầm quan trọng của công tác an toàn thực phẩm (ATTP) trong trường học, Ban Giám hiệu nhà trường đã bám sát theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên trong việc lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm cũng như quy trình chế biến. Lựa chọn những nhà cung cấp thực phẩm uy tín, địa chỉ rõ ràng và có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP để ký hợp đồng cam kết trách nhiệm đầy đủ. Đặc biệt, trường phối hợp cùng phụ huynh học sinh thường xuyên giám sát nguồn thực phẩm đầu vào, quy trình chế biến, chất lượng bữa ăn.

Thầy giáo Đỗ Văn Long, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Xín Cái cho biết: Nhà trường đã đảm bảo các suất ăn của học sinh bán trú đủ chất, đủ lượng, an toàn, thực đơn cũng được thay đổi đa dạng theo mùa để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho học sinh. Nhờ đó, việc tổ chức ăn bán trú tại trường luôn được các bậc phụ huynh tin tưởng và ủng hộ. Học sinh yên tâm bám lớp, bám trường để nỗ lực trong học tập.

Hiện nay, toàn huyện Mèo Vạc có 53 đơn vị trường học với hơn 93.000 học sinh, 34 bếp ăn bán trú bậc Tiểu học - THCS và 19 bếp ăn bậc Mầm non. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc chỉ đạo sát sao các đơn vị trường học trong công tác vệ sinh, tổ chức bán trú. Các trường học có bếp ăn bán trú tăng cường công tác y tế, vệ sinh môi trường trường học để phòng, chống, ngăn chặn các bệnh lây truyền; huy động đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh tham gia vệ sinh khuôn viên sân trường, khai thông cống rãnh, thu gom rác thải, vệ sinh khử khuẩn lớp học. Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục, học sinh và cha mẹ học sinh về việc bảo đảm vệ sinh, ATTP.

Khâu chế biến thức ăn Trường PDTDTBT Tiểu học Xín Cái đảm bảo vệ sinh ATTP
Khâu chế biến thức ăn Trường PDTDTBT Tiểu học Xín Cái đảm bảo vệ sinh ATTP

Trao đổi với phóng viên ông Bùi Văn Thư, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc chia sẻ: Đội ngũ làm công tác cấp dưỡng tại bếp ăn bán trú cũng đã được tham gia tập huấn đầy đủ về VSATTP, khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm. Hàng ngày, bộ phận kiểm thực của nhà trường tiếp nhận thực phẩm, đảm bảo ATTP ngay từ khâu đầu vào. Các hoạt động trong khu vực bếp ăn, từ sơ chế đến thành phẩm đều được thực hiện theo một chiều, nhằm đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thực phẩm sống và chín.

Những năm trước đây do điều kiện kinh tế, xã hội ở vùng cao Mèo Vạc còn nhiều khó khăn. Dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, hoặc đi học không đều. Song từ khi mô hình trường học bán trú được triển khai đã hạn chế được tình trạng này. Trong đó việc chăm lo đời sống sinh hoạt, ăn, ở chu đáo của các đơn vị nhà trường cũng đã góp phần giúp học sinh yên tâm học tập. Qua đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, rút ngắn khoảng cách trình độ dân trí giữa miền núi và đồng bằng.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.