Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Máy lọc nước của nữ sinh Nguyễn Chí Phương Thanh

PV - 09:38, 04/09/2018

Em Nguyễn Chí Phương Thanh, học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vừa nghiên cứu thành công hệ thống xử lý nước nhiễm phèn và áp dụng vào thực tiễn rất có hiệu quả. Hệ thống này đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều người.

Em Nguyễn Chí Phương Thanh, sáng chế thành công hệ thống máy lọc nước để phục vụ người dân ở vùng nước bị nhiễm phèn. Em Nguyễn Chí Phương Thanh, sáng chế thành công hệ thống máy lọc nước để phục vụ người dân ở vùng nước bị nhiễm phèn.

Em Nguyễn Chí Phương Thanh kể: Trong những lần cùng bố mẹ về vùng quê nghèo của huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) và tỉnh Nghệ An, thấy bà con sử dụng nước giếng bị nhiễm phèn để sinh hoạt, quần áo giặt có màu vàng ố. Kể từ đây, em ấp ủ ý tưởng làm một hệ thống lọc nước để giúp những gia đình nghèo có nước sạch để sinh hoạt.

Sau gần 2 năm tìm tòi nghiên cứu, Phương Thanh đã cho ra lò hệ thống xử lý nước nhiễm phèn vượt ngoài mong đợi. Nước sạch khi qua hệ thống lọc không còn mùi hôi, không còn nhiễm phèn, đặc biệt là đã diệt khuẩn. Công suất máy lọc đạt 1.000 lít/giờ, thao tác vận hành rất đơn giản, nhanh gọn, tuổi thọ khoảng gần 10 năm, chi phí thấp hơn so với các hệ thống máy lọc bán trên thị trường, giá mỗi hệ thống làm ra dao động từ 1,5- 2,5 triệu đồng.

Hệ thống xử lý nước phèn của Phương Thanh đã đạt giải Nhất trong Cuộc thi Sáng tạo các giải pháp bảo vệ môi trường dành cho học sinh THCS và THPT Khánh Hòa, do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức. Ngoài ra, còn đạt nhiều giải cao cấp quốc gia.

Theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang, sau khi phân tích đánh giá chỉ tiêu sắt trong nước, kết quả nước trước khi lọc là 1,31 và sau khi qua hệ thống lọc còn 0,18, thấp hơn cả tối đa cho phép theo quy chuẩn về chất lượng nước ăn uống cho phép là 0,3. Với kết quả trên, lượng nước đạt chất lượng nước ăn uống theo tiêu chuẩn.

Hiện nay, Thanh đã đưa 3 hệ thống cho người dân các huyện Vạn Ninh, Cam Lâm và Diên Khánh (Khánh Hòa) sử dụng, rất khả quan. Ngoài ra, em còn hỗ trợ tư vấn cách lắp đặt hệ thống cho hàng chục hộ dân của địa phương có hoàn cảnh khó khăn.

Để có được thành công như ngày hôm nay, Thanh cho biết: “Rất nhiều lần em làm bị thất bại, nhưng bù lại em đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho bản thân… Để có kinh phí nghiên cứu, ngoài tiền hỗ trợ của gia đình, em còn dành dụm tiền ăn sáng mỗi ngày từ 5.000-20.000 đồng để “góp gió thành bão”. Được bố mẹ cùng thầy cô ở trường động viên, em đã kiên trì nghiên cứu, làm đi làm lại, cuối cùng mới có được kết quả này.

Dự kiến thời gian tới, Phương Thanh sẽ nâng cấp, dùng năng lượng gió, năng lượng mặt trời để thay thế điện vận hành hệ thống này. Sắp tới, Thanh sẽ đến làng chăm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) tặng một hệ thống máy lọc cho người dân sử dụng. Thanh cho rằng, sản phẩm mình làm ra chủ yếu để phục vụ cộng đồng, không mang tính kinh doanh. Nói về ước mơ sau này, Thanh sẽ nỗ lực học tập tốt và dành thêm tiền tiếp tục nghiên cứu nhiều hệ thống máy lọc nữa để phục vụ cho bà con nghèo.

NGỌC HÂN

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.