Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Máy bơm thủy năng: Khả năng ứng dụng hiệu quả cho khu vực miền núi thiếu nước

PV - 11:43, 22/01/2018

Một nhóm cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu-Ứng dụng Khoa học Công nghệ Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) đã nghiên cứu thiết kế thành công chiếc máy bơm thủy năng có thể cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cho những vùng gặp khó khăn về nguồn nước ở miền núi, nhất là vào mùa khô.

Máy bơm thủy năng hoạt động theo cơ chế tích áp, nước được chảy qua thân, nhờ lực nước làm cho van đóng lại đột ngột, áp lực trong thân bơm tăng, hệ thống pít tông hoạt động theo chiều lên đẩy nước vào bình tích, đồng thời làm áp suất trong bình tăng lên. Áp suất tăng làm cho hoạt động của pít tông xuống, khi đó van lại mở ra, nước chảy vào thân bơm, nhờ lực nước và áp suất bên ngoài sẽ làm cho áp suất trong bình tăng rất nhanh.

Chiếc máy bơm thủy năng đã khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa khô ở khu vực miền núi. Chiếc máy bơm thủy năng đã khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa khô ở khu vực miền núi.

 

Cơ chế hoạt động này, sẽ đẩy dòng nước lên rất cao, thích hợp sử dụng ở những nơi có địa hình dốc, nhiều sông suối. Bơm có thể hoạt động suốt ngày đêm, có thể đưa nước lên cao đến độ cao 80m và đẩy xa đến hàng 1.000m. Thích hợp với điều kiện khó khăn của các vùng miền núi. Đây cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của máy bơm thủy năng so với một số máy bơm thủy năng đang được sử dụng tại Việt Nam hiện nay.

Ông Lê Bá Tuấn, Chủ nhiệm đề tài cho biết: vùng dân tộc thiếu số và miền núi Thanh Hóa có rất nhiều sông suối. Tuy nhiên do đặc điểm về địa lý, địa hình đồi dốc nhiều, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, dẫn đến vào mùa khô nhiều nơi đồng bào thiếu nước sinh hoạt và tưới tiêu. Sau gần 2 năm nghiên cứu và lắp ráp, nhóm nghiên cứu đã đưa máy bơm vào sử dụng thành công, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cho 65 hộ dân tại thôn Bàn Trải, khu phố 1, thị trấn Lang Chánh (huyện Lang Chánh).

Với cơ chế hoạt động hoàn toàn bằng sức nước, thiết kế nhỏ gọn, chỉ 25-30kg, phù hợp với nhiều địa hình, với nhiều điều kiện về nguồn nước (nước mó, nước suối, nước có dòng chảy yếu), dễ lắp đặt có thể ghép nhiều bơm khi có yêu cầu về công suất. Người dân hoàn toàn có thể di chuyển đến nơi an toàn khi xảy ra lũ, mưa lớn và không phải sử dụng năng lượng khi vận hành. Bên cạnh đó, phần lớn các linh kiện là những vật liệu chống rỉ sét, vì vậy mỗi chiếc bơm có tuổi thọ lên đến 30 năm.

Ông Vì Hồng Cát, Thôn Bàn Trải 1, thị trấn Lang Chánh (huyện Lang Chánh) cho biết: Gia đình chăn nuôi, trồng trọt, làm vườn nhưng gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nước tưới, từ năm 2016, do được sử dụng nguồn nước từ chiếc máy bơm thủy năng chảy cả ngày lẫn đêm nên việc nuôi cá, rửa chuồng cho đàn gia súc không còn khó khăn nữa. Bà con xung quanh đây cũng dẫn nước vào ruộng để trồng lúa... việc làm ăn của chúng tôi rất thuận lợi.

Theo ông Nguyễn Ngọc Túy, Phó Giám đốc Sở Khoa học Công Nghệ Thanh Hóa, Sở Khoa học và Công nghệ đã thành lập hội đồng nghiệm thu, đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng chiếc máy bơm này. Chiếc máy bơm thủy năng được nhân dân vùng gặp khó khăn về nguồn nước vô cùng kỳ vọng, nâng niu. Sở cũng đã có khuyến cáo sản xuất hàng loạt để phục vụ nước sản xuất, sinh hoạt cho những vùng gặp khó khăn về nguồn nước ở miền núi.

Trước tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài như vài năm trở lại đây, chiếc máy bơm thủy năng là một trong những giải pháp khoa học công nghệ có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy và xã hội hóa công tác thủy lợi vùng cao. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục hoàn thiện máy bơm nước HDBT, để đưa vào sử dụng rộng ra các khu vực miền núi khác giúp giảm tình trạng thiếu nước, để nhân dân yên tâm sản xuất.

LINH HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.