Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Màu xanh trên chốt gác Biên phòng

Khánh Nguyên - 08:50, 22/08/2020

“Ở đâu có bộ đội, ở đó có tăng gia sản xuất”. Tôi nghe lời này từ một người bạn, cũng là chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trực tiếp làm nhiệm vụ trực gác tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 ở tuyến biên giới Tây Giang (Quảng Nam). Thăm thẳm giữa rừng già, nơi chốt kiểm soát Biên phòng, những luống rau đã kịp lên xanh...

Các chiến sĩ BĐBP Quảng Nam chăm sóc vườn rau ngay trên chốt kiểm soát nơi biên giới Việt - Lào
Các chiến sĩ BĐBP Quảng Nam chăm sóc vườn rau ngay trên chốt kiểm soát nơi biên giới Việt - Lào

Vì sức khỏe bộ đội

Những người lính Biên phòng luôn gắn tuổi thanh xuân của mình với đồng bào ở cả hai tuyến đất liền và biển đảo. Khi dịch Covid-19 xuất hiện, họ lại thêm “nặng gánh”, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, vừa ngày đêm trực gác, đến từng thôn bản để tuyên truyền bà con cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh. 

Thiếu tá Nguyễn Đức Thuấn, cán bộ trực gác tại chốt kiểm soát phòng dịch Covid-19 xã La Dêê, huyện Nam Giang (Quảng Nam) chia sẻ, khi lệnh tuần tra, kiểm soát tại các đường mòn lối mở khu vực biên giới được triển khai, tất cả cán bộ, chiến sĩ đơn vị đều xác định tư tưởng làm nhiệm vụ lâu dài trong rừng. Với người lính, nhiệm vụ là trên hết, vì thế anh em luôn động viên nhau làm tốt nhiệm vụ, xứng đáng niềm tin yêu của đồng bào biên giới. 

“Sống trong điều kiện khắc nghiệt của rừng, để nâng cao đời sống, anh em phải tranh thủ thời gian cuốc đất trồng rau, chăn nuôi gà, vịt. Nhưng địa điểm dựng lán trại phần nhiều là sỏi đá. Vì thế, để trồng được rau, anh em phải gùi từng giỏ đất từ nơi khác về, bồi thành luống. Sau một thời gian chăm sóc, rau cũng đã lên xanh”, Thiếu tá Thuấn bày tỏ.

Theo Trung tá Vũ Công Quynh, Chốt trưởng kiểm soát Biên phòng xã La Dêê, do địa điểm lập chốt nằm trong rừng sâu, lại xa khu dân cư, nên chỉ đến khi nào thực sự cần thiết anh em mới cắt cử người trở về đơn vị để mang lương thực, thực phẩm vào chốt. Thời gian còn lại dành trọn cho việc tuần tra, kiểm soát, nhằm bảo đảm an toàn nhất cho nhiệm vụ canh gác giữa rừng.

Nhiệm vụ lâu dài

Xác định nhiệm vụ trực gác chốt kiểm soát Biên phòng trong phòng, chống dịch bệnh có thể sẽ còn lâu dài, thời gian qua, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang còn khuyến khích các chiến sĩ tăng gia sản xuất. Qua đó bảo đảm chế độ dinh dưỡng hằng ngày, giúp các chiến sĩ có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thượng tá Trần Tiến Hiền, Phó Chỉ huy trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 BĐBP tỉnh Quảng Nam cho hay, lãnh đạo Bộ Chỉ huy luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để động viên anh em cán bộ, chiến sĩ an tâm làm nhiệm vụ trực gác tại chốt kiểm soát. Thời gian qua, các cấp chính quyền, cộng đồng xã hội cũng đã chung tay góp sức, hỗ trợ lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch có thêm động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

 “Thường xuyên tuần tra, không được lơ là” - mỗi lần thay ca trực, câu mệnh lệnh lại vang lên như nhắc nhở các chiến sĩ về nhiệm vụ, bởi phía sau lưng họ là màu xanh Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.