Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mạnh dạn ứng dụng "nông nghiệp thông minh" giúp đồng bào DTTS thoát nghèo

Thảo Khánh - 18:30, 28/10/2024

Trong khi nhiều người trẻ lần lượt bỏ ra thành thị tìm việc làm, thì anh Tống Văn Viện, dân tộc Tày (sinh năm 1987) ở xóm Khau Lai, xã Ôn Lương, Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên lại từ thành thị trở về quê để lập nghiệp. Với quyết tâm dám nghĩ, dám làm cùng sự sáng tạo, anh Viện đã góp sức giúp người dân ở địa phương vươn lên thoát nghèo….

Anh Tống Văn Viện, người dân tộc Tày (sinh năm 1987) ở xóm Khau Lai, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giới thiệu hệ thống máy móc hiện đại tại khu vực sản xuất.
Anh Tống Văn Viện, người dân tộc Tày (sinh năm 1987) ở xóm Khau Lai, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giới thiệu hệ thống máy móc hiện đại tại khu vực sản xuất

Sinh ra và lớn lên tại xóm Khau Lai (xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) trong một gia đình có truyền thống trồng và chế biến chè, tuy nhiên, anh Tống Văn Viện lại theo học chuyên ngành thống kê. Sau khi tốt nghiệp ra trường, anh đã có thời gian 4 năm làm tại một công ty liên doanh nước ngoài. Tháng 7 năm 2020, anh Viện quyết định trở về quê hương và thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông sản Phú Lương, liên kết nhiều hộ dân xung quanh trồng, chế biến chè theo hướng hữu cơ, tập trung vào chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu nông nghiệp sạch.

Nhớ lại những ngày đầu thành lập HTX, anh Viện, bộc bạch: Trước đây, người dân chủ yếu trồng chè theo cách truyền thống, do chưa xây dựng được thương hiệu nên sản phẩm chè của người dân làm ra tiêu thụ rất kém, giá thành lại thấp. Mặc dù là địa phương có thế mạnh về trồng chè, người nông dân dù quanh năm vất vả nhưng thu nhập từ cây chè cũng chẳng đáng là bao.

Nghĩ là làm, gia đình anh Viện đã mạnh dạn đầu tư trồng 6ha chè hữu cơ trên đất đồi theo tiêu chuẩn chè sạch, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, từng bước góp phần xây dựng chỗ đứng riêng cho sản phẩm chè của địa phương. Sau nhiều năm chăm sóc và mở rộng, hiện nay, gia đình anh Viện đã liên kết với các hộ tại địa phương trồng chè trên diện tích 50ha.

Anh Viện tâm sự: Là người con tại Ôn Lương, với mong muốn tập hợp những người dân lại và sản xuất theo một quy trình VietGap đạt tiêu chuẩn, để tạo ra năng suất và chất lượng, từ đó tạo ra thương hiệu cho địa phương, phát triển sản phẩm, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho người dân ở đây. Nhờ có hệ thống máy móc đồng bộ, chất lượng và giá trị sản phẩm chè của HTX ngày càng được nâng cao, trung bình mỗi tháng, chúng tôi xuất bán được 1 tấn chè búp khô, giá bán đạt từ 300-500 nghìn đồng/kg (tăng gấp đôi so với trước).

Cũng theo anh Viện, mô hình sản xuất mà HTX hướng đến là phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, tự ủ phân, rơm rạ tạo ra phân hữu cơ, cung cấp phân bón, chế phẩm sinh học cho những hộ dân cùng liên kết để trồng chè. Việc trồng chè theo tiêu chuẩn hữu cơ không chỉ nâng cao chất lượng, sản phẩm chè có hương vị đặc trưng mà còn giúp các hộ canh tác có môi trường sống tốt và an toàn hơn.

Ngoài ra, HTX còn đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, để duy trì, mở rộng thị trường trong thời đại công nghệ số. Anh Viện đã tích hợp các thông tin thuận tiện cho người tiêu dùng. Chỉ với vài thao tác trên chiếc điện thoại thông minh, mọi người có thể biết rõ được các thông tin sản phẩm, như: Thời gian sản xuất, địa chỉ, thành phần, tiêu chuẩn chất lượng và giá cả. Anh cũng chú trọng đa dạng hóa các hình thức đóng gói, thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì, nhãn mác, dán tem truy xuất nguồn gốc.

Sau hơn 3 năm thành lập, HTX Nông sản Phú Lương dần có “chỗ đứng” trên thị trường, đảm bảo thu nhập cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương. Hơn hết là anh Viện đã “thổi" một luồng gió mới làm thay đổi tư duy, cách làm kinh tế của người dân Ôn Lương. Thành công bước đầu khi có 3 sản phẩm chè đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh.

HTX Nông sản Phú Lương tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động chính thức và hơn 50 lao động thời vụ, với mức thu nhập bình quân từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng.
HTX Nông sản Phú Lương tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động chính thức và hơn 50 lao động thời vụ, với mức thu nhập bình quân từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng

Hiện tại, HTX Nông sản Phú Lương đang tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động chính thức và hơn 50 lao động thời vụ, với mức thu nhập bình quân từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, HTX còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 30 hộ trên địa bàn cùng với số lượng lớn nhân viên bán hàng tại hệ thống 4 cửa hàng lẻ và khoảng hơn 5.000 điểm bán cửa hàng tạp hóa và siêu thị. Hệ thống bán hàng 10 tỉnh trên cơ sở liên kết với các nhà phân phối tại các tỉnh và các kênh online bán toàn quốc.

Chị Đào Thị Thu, xã Ôn Lương, cũng được nhận vào làm việc từ những ngày đầu HTX thành lập, bộc bạch: “Trước đây công việc chính của em là làm nông nghiệp, trồng lúa, trồng ngô thu nhập trung bình cả năm không quá 30 triệu đồng. Nhưng từ ngày tham gia làm việc tại HTX, được tạo công ăn việc làm ổn định, thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 5 – 6 triệu đồng, nhờ đó, em không chỉ duy trì được cuộc sống sinh hoạt cho gia đình mà còn có tiền cho con đóng học hằng năm.

Tương tự, chị Đào Thị Thu, chị Tống Thị Sử (xóm Khau Lai, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương) cũng có công việc và thu nhập ổn định do được nhận vào làm việc ngay trong HTX tại xóm. Niềm vui lớn nhất của chị là có công việc thường xuyên, thu nhập cao hơn mà không phải đi lại xa, vẫn có thời gian chăm sóc cho gia đình. 

Chị Sử chia sẻ: “Công việc trước là ở nhà làm ít chè và làm ruộng. Bây giờ, được vào HTX làm việc, công việc ổn định, thu nhập ổn định so với làm nhỏ lẻ ở nhà. Việc trồng và chăm sóc chè của HTX có quy mô, kỹ thuật hơn so với các hộ làm nhỏ lẻ, truyền thống. Nhờ đó năng suất, chất lượng chè được nâng cao và giá bán mỗi lứa chè cũng tốt hơn, hiện nay, tôi đang bán chè tươi cho HTX với giá 25.000 – 30.000 đồng/kg, thu nhập bình quân mỗi tháng từ 7 – 8 triệu đồng. Với số tiền này, gia đình tôi không chỉ mua sắm được các phương tiện đi lại, có tiền đóng học cho con và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của gia đình.

Nói về định hướng trong thời gian tới, anh Viện cho hay, ngoài việc tiếp tục phát triển thương hiệu chè hữu cơ, hiện nay, gia đình tôi đang trồng thí điểm một số nông sản khác, như: Măng lục trúc, các loại hoa nhài, sen, bạch thiên hương, mộc trà, bạch lan dùng để ướp trà. Mục tiêu của HTX, đó là xây dựng thành công mô hình chè theo tiêu chuẩn của địa phương, đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ 20ha, tham gia phân hạng sản phẩm chè OCOP 5 sao, đồng thời tiếp tục hướng dẫn người dân cách làm hay, hiệu quả, để làm sao các sản phẩm làm ra ngày càng được đông đảo khách hàng đón nhận, qua đó góp phần nâng cao giá trị cũng như thu nhập cho gia đình và người dân tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.