Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mắm tôm chua

PV - 10:54, 05/03/2018

Ở Huế, mùa tôm có quanh năm, tháng 2, tháng 10 là mùa tôm đất; tháng 3, tháng 5 là tôm rằn, tôm sú… Bởi vậy, người dân nơi đây đã chế ra loại mắm tôm chua đặc sản.

Mắm tôm chua Huế Mắm tôm chua Huế

 

Tôm chua Huế là một trong những đặc sản của đất Cố đô mà nhiều người khi đã nếm thử sẽ nhớ mãi không quên. Đặc biệt từ màu sắc, cách chọn lựa nguyên vật liệu và cách ướp ủ để làm ra những hũ mắm chua tinh túy mà không đâu có thể làm được như ở Huế. Cảm giác ngon miệng, nếm thử một miếng thôi sẽ thấy vị chua ngọt dịu của tôm lan tỏa cùng với sự cay nồng của ớt riêng tỏi, ăn cùng với cơm nóng, kèm theo nhiều loại rau sống, chuối chát, khế chua, rau thơm.

Tôm làm mắm phải là loại tươi, cỡ vừa, sau khi làm sạch, cắt bỏ râu, gai đem ngâm nước muối hoặc nước pha phèn chua để khử mùi tanh. Kế đó, người làm ngâm tiếp với rượu trong khoảng 15 phút tới khi con tôm ửng đỏ và kích thích quá trình lên men.

Nước mắm trước khi được đi đem ủ thì phải được đun lên với đường trên lửa cho tan hết đường đi. Sau đó, tôm được xếp cùng cơm nếp, tỏi, riềng, muối, ớt theo tỷ lệ nhất định và đặt vào hũ. Dùng nan tre hoặc vỉ nhựa chèn cho tôm và gia vị không bị nổi lên khỏi bề mặt nước mắm. Mỗi ngày đem đi phơi nắng sớm thì tôm sẽ từ từ đỏ lên một cách tự nhiên.

Khi mắm chín khoảng 10-15 ngày, con tôm có màu đỏ, nước từ tôm và các nguyên liệu khác tạo thành hỗn hợp sệt. Mắm tôm chua không chỉ có màu đỏ đẹp mắt, hương vị chua, cay, mặn ngọt hài hòa mà còn thơm mùi của các gia vị.

BTK

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.