Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sống khỏe

Mắm nhum Mỹ An (Bình Định)

PV - 16:29, 18/04/2018

Tại vùng biển Việt Nam nhất là ở vĩ tuyến 13 đến 17 là nơi mà nhum cư ngụ. Nhum còn được gọi với những tên như là cầu gai hoặc nhím biển. Nhum lại được chia ra thành nhiều loại nhum khác nhau. Và loại nhum được dùng để chế biến nên đặc sản mắm nhum bắt buộc phải là loại nhum ta có màu đen.

Baodantoc_nhum

Đối với những con nhum mập, khi xử lý phần vỏ và gai nhọn bên ngoài, sẽ thấy thịt nhum bên trong nhìn khá giống với múi sầu riêng. Còn đối với loại nhum gầy, thịt của nhum sẽ trông giống như gạch và bám dọc theo phần vỏ. Tuy nhiên, dẫu là loại nhum mập hay gầy thì đều có chung đặc điểm là vô cùng béo ngậy, thơm ngon.

Gia vị để chế biến nên món mắm nhum cũng khá là đơn giản, chỉ cần có muối nguyên hạt, tỏi và tiêu nguyên hạt là đã có thể chế biến nên món đặc sản nổi tiếng. Sau khi tẩm ướp nhum với các gia vị trên, người ta sẽ đem nhum để vào một chum sành và vùi vào bếp tro hoặc để ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày.

Sau khi thịt nhum biến thành mắm, sẽ có màu đỏ đục, mùi thơm dễ chịu, thịt nhum rã ra dưới dạng sệt. Về hương vị, mắm nhum sẽ có vị mặn của muối, vị thơm của tỏi và sự cay nồng của tiêu. Chính những hương vị trên đã tạo nên một tổ hợp mùi vị hòa quyện vào nhau để cho ra đời món mắm nhum Mỹ An trứ danh xa gần.

baodantoc_mam_nhum

Món ăn kèm với mắm nhum cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, để tận hưởng được mùi vị nguyên chất và thuần túy nhất của mắm nhum, người ta thường ăn kèm với thịt ba chỉ luộc, rau sống và bún tươi. Sự kết hợp trên đảm bảo có thể làm hài lòng bất kì một thực khách khó tính nào.

Có thể nói, mắm nhum Mỹ An từ lâu đã trở thành bản sắc văn hóa và là nét tiêu biểu cho đặc sản Bình Định.

BTK

Tin cùng chuyên mục
Viêm mũi dị ứng - đôi điều bạn cần biết

Viêm mũi dị ứng - đôi điều bạn cần biết

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà. Bệnh lý này tương đối lành tính nhưng thường gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày.