Theo phong tục dân gian Thần Tài là một vị thần linh thiêng, và đem về tài lộc, của cải cho mọi nhà. Trong giới buôn bán, làm ăn, việc cúng vía Thần Tài là phổ biến diễn ra trong suốt cả năm chứ không chỉ là tháng Giêng và hầu như ai cũng thực hiện.
Ngày vía Thần Tài năm 2023 rơi vào thứ Ba, ngày 31/1 dương lịch. Vào ngày này, bên cạnh việc mua vàng cầu may, nhiều người còn sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài để việc làm ăn buôn bán được thuận lợi.
Theo các chuyên gia phong thủy, khung giờ đẹp để cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng năm 2023 là vào buổi sáng, cụ thể từ 9 - 11h hoặc 11 - 13h. Ngoài ra, 15h - 17h cũng là giờ tốt để cầu xin thần linh. Trong các khung giờ này, ngoài việc cúng bái Thần Tài, gia chủ nên mang vàng bạc đi qua cổng chính hoặc đặt vào trong két sắt để tăng tài lộc.
Trước khi làm lễ cúng vía Thần Tài 2023, gia chủ cần vệ sinh và lau dọn cẩn thận, sạch sẽ bàn thờ Thần Tài. Ngoài ra, hãy chọn nước ngũ vị hương được nấu từ 5 thứ nguyên liệu khác nhau là: quế khô, hương nhu, hồi khô, là sả và là mùi (hay lá bưởi tùy theo mùa) làm nước rau lửa bao sái ban Thần Tài.
Không nên sử dụng rượu gừng để lau chùi bàn thờ Thần Tài bởi nếu bàn thờ làm từ gỗ thì điều này sẽ dễ làm hỏng và mục. Tuy nhiên, có thể dùng rượu gừng tắm tượng sứ cũng không sao.
Các gia chủ cũng cần lưu ý là trong suốt 12 tháng của 1 năm thì chúng ta chỉ tắm tượng 5 lần và tắm tượng mỗi ngày mùng 10 hàng tháng. Nên dùng riêng khăn để lau bàn thờ và khăn dùng để tắm rửa tượng Thần Tài. Đặc biệt là không được dùng khăn này để phục vụ cho việc lau dọn các thứ khác nhé.
Mâm lễ cúng vía Thần Tài gồm những gì?
Trong ngày vía Thần Tài, nhiều gia đình thường mua vàng để cầu may, đồng thời còn sắm sửa lễ cúng Thần Tài để cầu cho công việc làm ăn thuận lợi.
Tùy vào từng vùng miền khác nhau mà có lễ vật cúng Thần Tài khác nhau. Tuy nhiên, theo truyền thống, cúng vía Thần Tài thường gồm các lễ vật sau:
Bộ tam sên với 3 món: 300g thịt lợn (có thể luộc hoặc quay), 3 quả trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) và 3 con tôm hoặc cua luộc.
Mâm ngũ quả: Có thể chọn các quả như cam, xoài, thanh long, táo, dưa hấu..., một lọ hoa tươi có màu sắc rực rỡ (hoa cúc, hoa ly...)
Một bộ giấy tiền, vàng mã.
Thuốc lá (cả bao và có 2 điếu thuốc thò đầu ra)
Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài - Thổ địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm, được đặt từ đầu năm tới cuối năm mới đem thay.
Ngoài ra, mâm cúng ngày vía Thần Tài còn có khay vàng giấy, hai bát hương, hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu. Mâm cúng ngày thường là hoa quả, đồ chay, (còn ngày vía thần Tài có đồ mặn gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc.
Ở miền Nam, đa số người dân thờ chung Thần Tài với ông Thổ địa và họ còn chuẩn bị thêm cá lóc nướng ở bàn thờ. Cá lóc được để nguyên trạng để nhắc nhớ rằng ông cha mình từng rất thiếu thốn, khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không nề hà chuyện để cá nguyên vảy, cả con.
Dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc thần Tài.
Chú ý: Hoa cúng Thần Tài không nên dùng hoa vải hay hoa giấy. Cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt.
Quả cũng nên mua trái cây tươi ngon, và các loại quả hay được mua để cúng Thần Tài như táo, lê, chuối, cam, quýt.
Đồ cúng bằng muối và gạo thì giữ lại trong nhà cho có lộc.
Rượu và nước sau khi cúng xong phải đem tưới xung quanh nhà.
Bánh kẹo đã cúng xong thì giữ lại 1 nửa để ăn, còn 1 nửa đem đi phát lộc.
Vàng thật thì nên cất giữ bên mình để lấy may, còn tiền vàng mã đem đốt ở ngoài cổng để cầu xin Thần Tài phù hộ cho cuộc sống gia đình sung túc, bình an, phát tài phát lộc và may mắn cả năm.
Văn khấn Thần Tài theo văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)