Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Mái ấm công đoàn”, hiện thực hóa ước mơ của người lao động

PV - 10:39, 12/06/2018

“Mái ấm công đoàn” là chương trình hoạt động nhằm hiện thực hóa ước mơ cho nhiều gia đình đoàn viên công nhân, viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, có nhà ở ổn định cuộc sống. Chương trình do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Đăk Lăk phát động, triển khai thực hiện trong những năm gần đây.

Nói về ngôi nhà cấp 4 kiên cố do các cấp công đoàn hỗ trợ, anh Y Tứ Ayun ở Buôn Huk A, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar kể: Vợ chồng ra ở riêng, không có đất sản xuất, mọi chi tiêu sinh hoạt đều rất chật vật. Nhiều năm nay, gia đình nhỏ của Y Tứ sống trong căn nhà tạm bợ, dột nát. Vì lo cho con cái được học hành đầy đủ nên với anh, có một căn nhà kiên cố chỉ là mơ ước.

Y Jone Ktull, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đăk Lăk thăm nhà của gia đình anh Nguyễn Ngọc Cường. Y Jone Ktull, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đăk Lăk thăm nhà của gia đình anh Nguyễn Ngọc Cường.

 

Biết được gia cảnh khó khăn, các cấp công đoàn địa phương đã trích quỹ “Mái ấm công đoàn” hỗ trợ 50 triệu đồng để Y Tứ xây được căn nhà kiên cố trước mùa mưa. Cùng với số tiền được hỗ trợ Y Tứ vay thêm 10 triệu và nhờ công xây dựng từ bà con trong buôn, gia đình anh đã có một căn nhà cấp 4 rộng 60m2 với tổng số tiền 60 triệu đồng. “Giấc mơ thành hiện thực, mình có nhà mới rồi, giờ cũng yên tâm làm việc tốt hơn”.

Cũng nhờ “Mái ấm công đoàn” mà gia đình anh Nguyễn Ngọc Cường, trú thôn 2, buôn Tông Ju, xã EaKao, TP. Buôn Ma Thuột (hiện công tác tại Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Đăk Lăk) có căn nhà khang trang để ở. Anh Cường cho biết: anh công tác tại Công ty này đã 10 năm, khi quen và kết hôn với chị Buôn Krông H’Dung. Vợ chồng anh cùng chung sống với gia đình vợ (khoảng 10 người) trong căn nhà gỗ truyền thống của gia đình. Đồng lương hạn chế, vợ làm nông nghiệp cũng chẳng được bao nhiêu nên muốn tách ra ở riêng cũng chẳng có điều kiện. LĐLĐ tỉnh đã trích quỹ hỗ trợ 50 triệu đồng; Công đoàn và Giám đốc Công ty hỗ trợ 20 triệu đồng, bố mẹ cho đất cùng với sự giúp đỡ của họ hàng, bạn bè anh đã xây được căn nhà kiên cố 92m2 tổng chi phí 110 triệu đồng.

Theo thống kê của LĐLĐ tỉnh, từ 2013-2018 , Quỹ “Mái ấm công đoàn” được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến các công đoàn cơ sở và được đông đảo công nhân viên chức, người lao động (CNVCLĐ), các tập thể và các nhà hảo tâm trong tỉnh tham gia đóng góp hỗ trợ kinh phí. Các cấp công đoàn đã xây mới và sửa chữa 649 căn nhà (xây mới 549 nhà, sửa chữa 100 nhà), với tổng kinh phí 18,716 tỷ đồng. Riêng trong tháng 5/2018, quỹ “Mái ấm công đoàn” đã hỗ trợ 56 căn nhà trong đó có 54 căn nhà xây mới và 2 căn nhà sửa chữa.

Ông Y Jone Ktull, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: trong nhiệm kỳ 2018-2023, LĐLĐ sẽ cố gắng hỗ trợ xây mới 300 căn nhà và sửa chữa 300 căn nhà. Theo đó, các cấp công đoàn trong tỉnh tiếp tục quán triệt mục đích, ý nghĩa của chương trình trong đoàn viên, CNVCLĐ; tuyên truyền, vận động sâu rộng trong CNVCLĐ, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tích cực hỗ trợ để ngày càng có thêm nhiều “Mái ấm công đoàn” được trao tặng, tạo điều kiện cho đoàn viên, CNVCLĐ nghèo vươn lên trong cuộc sống, ổn định nơi ở, đóng góp và xây dựng cơ quan nơi họ công tác tốt hơn.

LE ELIEEN - LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.