Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lương y Đinh Thị Phiển: Gần nửa thế kỷ cống hiến cho nền y học cổ truyền

Nghĩa Hiệp - 16:49, 03/07/2020

Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều cây thuốc, bài thuốc quý, với nền y học cổ truyền phát triển. Khi nhắc đến y học cổ truyền tại tỉnh Hòa Bình, người dân nơi đây đều nhắc đến Lương y Đinh Thị Phiển, người đã gần 50 năm cống hiến cho nền y học dân tộc.

Hơn 60 lao động có việc làm ổn định tại Công ty CP Y học cổ truyền Hòa Bình do Lương y Đinh Thị Phiển làm Giám đốc.
Hơn 60 lao động có việc làm ổn định tại Công ty CP Y học cổ truyền Hòa Bình do Lương y Đinh Thị Phiển làm Giám đốc.

Lương y Đinh Thị Phiển chuẩn bị bước sang tuổi 70, hiện đang là Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Hòa Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Đông y Việt Nam. Bà nổi tiếng với các bài thuốc chữa ung thư bằng cây xạ đen. Dù nghỉ hưu đã lâu, nhưng Lương y vẫn luôn đau đáu với việc giữ gìn và phát triển nghề.

“Đối với nghề Đông y trước đây, thì mạnh ai người nấy làm. Mỗi gia đình có những bài thuốc bí truyền khác nhau, nên sự chia sẻ là điều rất hiếm. Trong khi đó, việc kế thừa, phát huy, phát triển vốn quý của y học cổ truyền dân tộc trong hoạt động chăm sóc sức khỏe Nhân dân thì việc tập hợp hội viên tham gia tổ chức Hội là điều cần thiết”, Lương y
Đinh Thị Phiển chia sẻ.

Theo Lương y, Hội Đông y tỉnh Hòa Bình được thành lập từ năm 1958 và phát triển ngày càng lớn mạnh, được người dân tin tưởng. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW ngày 4/4/2008 về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, Hội không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm cứu chữa người bệnh và đặt việc giữ gìn, phát triển nền y học nước nhà lên hàng đầu. Nhờ vậy, Hội phát triển rất mạnh mẽ.

Tính đến nay, toàn tỉnh Hòa Bình có hơn 2.100 hội viên Hội Đông y, 210/210 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh có Chi hội Đông y tổ chức khám, chữa bệnh. Còn riêng Công ty CP Y học cổ truyền của Lương y Đinh Thị Phiển đã tạo việc làm ổn định cho hơn 60 lao động, đồng thời nhận đào tạo nghề y học cổ truyền cho hàng chục học viên mỗi năm.

Mỗi năm có hàng nghìn lượt bệnh nhân trong và ngoài tỉnh tìm đến với các bài thuốc y học cổ truyền. Trong đó có cả những bệnh nhân mắc bệnh nan y, những người bị nặng, bệnh viện trả về, khi tìm đến thuốc Nam, hợp thầy, hợp thuốc lại khỏi.

Ông Nguyễn Hữu Anh, bệnh nhân đến khám tại phòng khám của Lương y Đinh Thị Phiển cho biết: “Tôi bị đau khớp, bao nhiêu năm uống thuốc Tây không khỏi. Tôi được người quen giới thiệu gặp Lương y Đinh Thị Phiển và chuyển sang uống thuốc Nam. Sau hơn 1 năm uống thuốc Nam, bệnh khớp của tôi gần như không còn nữa. Hôm nay tôi lên khám lại, lấy thêm thuốc về uống”.

Khi y học cổ truyền được nhiều người biết đến cũng là lúc nguồn nguyên liệu gặp khó, khi việc trồng cây thuốc chỉ đáp ứng được những loại thuốc dễ trồng. Đối với cây thuốc quý, chỉ sống được ở những khu rừng nguyên sinh, trong khi rừng đang ngày càng cạn kiệt do nạn chặt phá.

Một lần nữa, Lương y Đinh Thị Phiển lại cùng những người đồng nghiệp lên đường, tìm cách giữ gìn những cây thuốc quý. Lương y chia sẻ: “Chúng tôi đi vận động từng hộ dân bảo vệ rừng, giải thích và hướng dẫn họ trồng những cây thuốc quý, xây dựng vùng dược liệu. Hiện đã có hơn 10ha trồng dược liệu, hơn 60 vườn thuốc tập thể cung cấp cho ngành Đông y của tỉnh và các vùng dược liệu quý khác đang được phát triển, bảo tồn. Hội còn tập hợp, nghiên cứu hơn 50 bài thuốc chữa bệnh bằng y học cổ truyền và công bố rộng rãi trong Nhân dân”.

Với những đóng góp cho nền y học cổ truyền dân tộc, Lương y Đinh Thị Phiển đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ Y tế; Bằng khen của UBND tỉnh Hòa Bình.

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.