Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

"Lối mở" cho nghề làm nón Huế

Vũ Hảo - 20:45, 01/06/2023

Chiếc nón để che nắng, che mưa từ xa xưa đã gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Ở vùng nào cũng có nón, nhưng nón Huế được nhiều người ưa chuộng là vì sự thanh thoát nhẹ nhàng. Nón không chỉ là vật dụng sinh hoạt đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự.

Những nghệ nhân sáng tạo ra sản phẩm nón Huế.
Những nghệ nhân sáng tạo ra sản phẩm nón Huế

Khoảng 25 năm trở về trước, “đặc sản” số 1 của Huế là nón bài thơ chứ không phải mắm tôm, mè xửng. Thời hoàng kim, làng nón bài thơ nổi tiếng nhất là Tây Hồ (xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế). Ở đây, tất cả phụ nữ và trẻ em đều biết chằm nón.

Người làm nón tụ họp thành từng nhóm vừa chằm nón vừa chuyện trò vui vẻ.
Người làm nón tụ họp thành từng nhóm vừa chằm nón vừa chuyện trò vui vẻ

Để làm hoàn thành một chiếc nón, các nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh dầu bóng. Biểu tượng trong chiếc nón bài thơ, là hình ảnh sông Hương, Cầu Trường Tiền, Núi Ngự Bình, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, Cầu Ngói Thanh Toàn... Đi kèm là một số câu thơ viết về Huế được cắt bằng giấy bóng, nổi bật giữa nền xanh trắng của lá nón.

Chằm nón (Ảnh TL)
Chằm nón (Ảnh TL)

Trong các loại nón nổi tiếng nhất vẫn là nón bài thơ Tây Hồ, thuộc vào nhóm hàng thủ công mỹ nghệ để du khách mua về làm quà. Nón Tây Hồ mỏng, nhẹ, thanh tao và cân đối nhưng rất bền. Chiếc nón lá màu trắng xanh, rất nhẹ và mát.

Phơi nón (Ảnh TL)
Phơi nón (Ảnh TL)

Trong số rất nhiều làng nghề chằm nón phồn thịnh trước đây, hiện nay chỉ còn một số ít làng nón hoạt động dựa vào các dịch vụ kinh doanh du lịch. Để bảo tồn nghề làm nón, Thừa Thiên - Huế đã có nghị quyết bảo tồn nghề nón. Vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ “Chứng nhận việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nón Huế ”.

Nét Huế (Ảnh Nguyễn Văn Trực)
Nét Huế (Ảnh Nguyễn Văn Trực)

Theo đó, khu vực địa lý nón lá Huế được xác định gồm vùng lá nón là huyện A Lưới và huyện Nam Đông. Vùng cung cấp vành nón là xã Bình Điền (huyện Hương Trà). Vùng sản xuất khung nón là phường Phước Vĩnh (TP. Huế) và xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang). Các làng nghề chằm nón Huế gồm 2 phường: An Hòa, Phước Vĩnh (TP Huế) và 5 xã: Phú Mỹ, Phú Hồ, Phú Diên, Phú An, Phú Dương cùng thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang).

Tiết mục biểu diễn nghệ thuật sử dụng nón lá Huế làm đạo cụ.
Tiết mục biểu diễn nghệ thuật sử dụng nón lá Huế làm đạo cụ

Với “lối mở” này, nghề làm nón Huế đang từng bước được bảo tồn, phát huy, tạo thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc sắc phục vụ du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm đất Cố đô.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.