Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lời giải cho bài toán thiếu vi chất dinh dưỡng

PV - 11:04, 30/08/2019

Các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng ở Việt Nam đều có chung một trăn trở về tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản, cũng như năng suất lao động của người lớn. Chính phủ đã ban hành Chương trình cấp quốc gia về Sữa học đường chính là nhằm cải thiện thực trạng này.

Tác hại lớn của việc thiếu các dưỡng chất nhỏ

Theo Phó Giáo sư, bác sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, người Việt thường thiếu hụt vitamin A, vitamin D, kẽm, sắt, thiếu đa vi chất, khẩu phần canxi thấp. Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản, cũng như năng suất lao động của người lớn. Trong khi đó, việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người lao động, mới chỉ đạt kết quả bước đầu.

Trẻ em Việt Nam còn đang phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng, đây là những nguyên nhân chính ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng chiều cao và trí tuệ của các em. Trẻ em Việt Nam còn đang phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng, đây là những nguyên nhân chính ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng chiều cao và trí tuệ của các em.

“Các triệu chứng do thiếu hụt vi chất có thể biểu hiện thành bệnh như thiếu máu do thiếu sắt, khô mắt do thiếu vitamin A. Nếu thiếu hụt trong thời gian dài khiến cho sự tăng trưởng và phát triển thể chất, trí tuệ bị ảnh hưởng, đôi khi không thể hồi phục”, ông Mai cho biết.

Nhận thức tầm quan trọng của sữa đối với sự phát triển của trẻ em, nhất là ở lứa tuổi học đường, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Đến tháng 6/2019, đã có 11 tỉnh/thành trên cả nước triển khai thành công chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc này.

Tuy nhiên, ghi nhận cho thấy, nhiều bậc phụ huynh, ngay cả ở khu vực thành thị, cũng hiểu khá mơ hồ về tầm quan trọng của vi chất. Thậm chí có không ít người nghe thực phẩm nào đó được bổ sung vi chất, không những không vui lại tỏ ra bất an vì nghĩ rằng thực phẩm của con em mình “bị” bổ sung thêm vi chất là sẽ bị mất đi sự nguyên chất và sự an toàn của thực phẩm đó.

Nỗ lực để trẻ em

Việt Nam ngày càng phát triển

Những hiểu lầm không đáng có này đã khiến cho không chỉ các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng mà cả cơ quan thanh tra của Bộ Y tế cũng đã vào cuộc, kịp thời lên tiếng, để vừa bảo vệ quyền lợi của người dân, vừa đồng thời đưa ra những lý giải khoa học nhất với đầy đủ tính pháp lý về sản phẩm nhân văn dành riêng cho trẻ em lứa tuổi học đường được hiểu đúng, hiểu đủ.

Khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng đa vi chất dinh dưỡng trong sản phẩm sữa học đường, tại buổi họp báo mới đây về Ngày vi chất dinh dưỡng năm 2019, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: Loại và hàm lượng các vi chất dinh dưỡng tăng cường vào sữa học đường theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng lứa tuổi trong bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.

Các nhà sản xuất sữa nên quan tâm bổ sung thêm nhiều vi chất quan trọng vào sản phẩm sữa để góp phần cải thiện thể trạng người Việt Nam. Các nhà sản xuất sữa nên quan tâm bổ sung thêm nhiều vi chất quan trọng vào sản phẩm sữa để góp phần cải thiện thể trạng người Việt Nam.

“Việc thực hiện Chương trình này hoàn toàn minh bạch và rất bài bản, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, tiêu chí về dinh dưỡng khi đưa vào sử dụng, đảm bảo cung cấp cho các cháu những dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Do vậy chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về việc sử dụng vi chất trong sản phẩm sữa học đường”, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, không chỉ sữa học đường được bổ sung vi chất mà còn nhiều sản phẩm khác cũng được bổ sung các vi chất. Bên cạnh việc bổ sung 3 loại vi chất bắt buộc theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với sữa học đường là sắt, vitamin D và canxi, việc bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất khác không làm thay đổi chất lượng sữa mà chỉ làm tăng chất lượng của sữa. Đặc biệt, với sữa học đường có tính ưu việt về độ bao phủ, giá thành phù hợp khi có sự liên kết, ưu đãi của nhiều lực lượng sẽ là một giải pháp tối ưu để bổ trợ cho bữa ăn học đường.

Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức như tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm vẫn còn ở mức cao (24,3%) và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng núi, vùng khó khăn. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%. Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao còn thấp của thanh niên Việt Nam.

PV

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.