Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lò giết mổ gia súc “đầu độc” khu dân cư

PV - 14:23, 10/01/2018

Thời gian qua, người dân phố Hồi Xuân (xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) phản ánh, họ vô cùng bức xúc vì hằng ngày phải chịu mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ lượng chất thải từ trại nuôi nhốt, giết mổ gia súc Mai Lâm.

Lò mổ không giấy phép xả thải trực tiếp ra môi trường. Lò mổ không giấy phép xả thải trực tiếp ra môi trường.

 

Thời gian qua, người dân phố Hồi Xuân (xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) phản ánh, họ vô cùng bức xúc vì hằng ngày phải chịu mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ lượng chất thải từ trại nuôi nhốt, giết mổ gia súc Mai Lâm. Mỗi ngày trại này giết mổ hàng chục con lợn, rồi xả thải trực tiếp xuống dòng sông Mã mà không qua một hệ thống xử lý nào.

Đặc biệt, trong lúc giết mổ, gây tiếng ồn từ khoảng 23 giờ đêm đến 7h sáng hôm sau khiến người dân cả khu phố này mất ngủ. Theo người dân, lò mổ gia súc Mai Lâm đã tồn tại gần 10 năm nay. Nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, lò trở thành nơi giết mổ lớn nhất của huyện Quan Hóa cung cấp thịt heo cho địa phương này và các huyện lân cận. Đáng nói là, lò mổ này chưa được cấp phép, chưa đủ các thủ tục cần thiết cho một lò mổ hoạt động tại địa bàn.

Theo quan sát của phóng viên, lò mổ này hoàn toàn không có hệ thống xử lý môi trường theo quy định hiện hành. Toàn bộ nước thải, phân heo, phế phẩm… sau khi giết mổ xong được xối nước, xả thải dẫn trực tiếp xuống sông Mã.

Khi trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Mai, chủ lò mổ cũng thừa nhận hành vi xả thải trực tiếp ra môi trường không qua hệ thống xử lý theo quy định. Tuy nhiên, bà Mai cho rằng , nhiều năm qua lò mổ vẫn làm như vậy.

Bà Dương Thị Hằng, Bí thư chi bộ khu phố Hồi Xuân, cho biết: Người dân khu phố đã gửi đơn kiến nghị đến các cấp thẩm quyền, đề nghị xử lý nghiêm đối với lò mổ trên. Nhưng nhiều năm qua tình trạng này vẫn không xử lý được.

Trao đổi vấn đề bức xúc của người dân chưa được giải quyết, bà Phạm Thị Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Hồi Xuân, cho hay: Chính quyền đã xuống giải thích, xử lý và yêu cầu chủ lò mổ có biện pháp can thiệp để không làm ô nhiễm dòng sông, ảnh hưởng đời sống bà con. Thế nhưng chủ lò mổ không những không khắc phục mà còn hoạt động với quy mô lớn hơn. Chúng tôi đã có văn bản gửi lên huyện, đề nghị phòng môi trường, công an, cơ quan chức năng có liên quan xem xét có biện pháp mạnh, giải quyết dứt điểm.

Được biết, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quan Hóa đang tiến hành kiểm tra và phối hợp với các ngành chức năng có liên quan cùng vào cuộc để giải quyết thực trạng này.

Quỳnh Trâm

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.