Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Linh hoạt, đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Quốc hội

BTK - 11:08, 01/06/2020

Sau 9 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã kết thúc đợt họp đầu tiên theo hình thức trực tuyến. Đây là lần đầu tiên trong hơn 70 năm qua, Quốc hội Việt Nam họp trực tuyến liên tục nhiều ngày.

ĐBQH dự họp tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội
ĐBQH dự họp tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội

Hình thức này được đánh giá là phù hợp, khi cả nước đang trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời thể hiện sự chủ động, linh hoạt, đặt nền móng cho bước đổi mới trong hoạt động của Quốc hội trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 

Đánh giá khái quát về đợt họp thứ nhất, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, Quốc hội đã hoàn thành rất thành công chương trình. Hình thức Quốc hội họp trực tuyến thể hiện sự đổi mới, linh hoạt trong hoạt động của Quốc hội, song vẫn bảo đảm duy trì không khí dân chủ, công khai của Kỳ họp Quốc hội theo đúng quy định của pháp luật. Các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ở 63 điểm cầu và các ĐBQH dự họp tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, đã tham gia đầy đủ và thảo luận sôi nổi, chất lượng. Mặc dù đây là lần đầu tiên Quốc hội họp trực tuyến, nhưng công tác phục vụ và bảo đảm điều kiện kỹ thuật cũng rất thành công.

Với hình thức họp trực tuyến, ĐBQH tại điểm cầu của 63 Đoàn ĐBQH thực hiện đăng ký phát biểu, tranh luận qua đường dây nóng. Đại biểu tại Hội trường Diên Hồng đăng ký phát biểu và tranh luận như các kỳ họp trước. Danh sách đăng ký phát biểu được kịp thời cập nhật vào hệ thống điều hành của Đoàn Chủ tịch theo thứ tự đăng ký của Đại biểu và được thể hiện trên màn hình tại Hội trường Diên Hồng. 

 Về biểu quyết, các ĐBQH sử dụng phần mềm cài đặt trên Ipad để biểu quyết. Kết quả biểu quyết được hiện trên màn hình ở Hội trường Diên Hồng. 

Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin cho các ĐBQH vẫn được duy trì và bảo đảm thực hiện thông qua các phần mềm ứng dụng. Theo đó, ĐBQH có thể truy cập ứng dụng Quốc hội để tra cứu Văn kiện tài liệu hoặc Thư viện số để tìm kiếm và sử dụng tài liệu tham khảo của Kỳ họp thứ 9. ĐBQH có thể gửi câu hỏi, yêu cầu cung cấp thông tin và nhận kết quả trực tiếp trên hệ thống cung cấp thông tin trực tuyến của Thư viện Quốc hội. 

 Kết thúc đợt họp đầu tiên, nhiều tín hiệu tích cực đã được ghi nhận. Các Đại biểu khẳng định, phiên họp diễn ra trong không khí dân chủ, nghiêm túc không khác so với hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Phương tiện phục vụ cho họp trực tuyến đã bảo đảm cho phiên họp diễn ra trôi chảy, không có vướng mắc hay trục trặc kỹ thuật.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc họp trực tuyến của Quốc hội có những đặc thù khác so với họp trực tuyến của Chính phủ. Thời gian họp Quốc hội dài hơn và các yêu cầu về một số phần mềm bảo đảm cho hoạt động của nghị viện cũng khác với các cuộc họp thông thường. 

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, trong giai đoạn Việt Nam đang tiến tới Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong một kỳ họp Quốc hội là cần thiết. Việc tiến hành họp trực tuyến là bước đổi mới và là tiền đề để Quốc hội nghiên cứu cải tiến cách thức tổ chức các kỳ họp trong thời gian tới.

Chương trình Kỳ họp đợt 2, từ ngày 8 - 18/6/2020, Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội để xem xét, thông qua nhiều vấn đề quan trọng. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội chuẩn bị chu đáo về nội dung, điều kiện bảo đảm để hoàn thành toàn bộ chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.