Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Linh hoạt, chủ động trong triển khai Chương trình MTQG

Trọng Bảo - 14:56, 07/10/2024

Thời gian qua, việc giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để phát huy tối đa nguồn lực đầu tư của Nhà nước, tỉnh đã có nhiều giải pháp linh hoạt để có thể giải ngân nguồn vốn; trong đó có việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương.

Chương trình MTQG đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lào Cai
Chương trình MTQG đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lào Cai

Huyện Mường Khương vừa đề xuất giảm 100% kinh phí được giao đối với thực hiện Dự án 2 về “Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư nơi cần thiết thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Nguyên nhân khiến cho việc giải ngân khó khăn là do vướng quy định "chi bồi thường khi thu hồi đất".

Ông Nguyễn Trọng Huân, Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: Theo quy định của Luật Đất đai, điều kiện để thu hồi đất cho dự án khu dân cư nông thôn là “Dự án đã có quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công...”. Thực tế, nhiều trường hợp ở các xã phải lập dự án sắp xếp dân cư xen ghép theo quy định Luật Đầu tư công thì không phù hợp với các nội dung hỗ trợ sắp xếp dân cư xen ghép. Trong trường hợp người dân có đất thuộc diện phải thu hồi để thực hiện dự án không đồng ý cho thu hồi đất thì dự án không thể thực hiện được do không có căn cứ pháp lý để cưỡng chế khi thu hồi đất...

Với việc phân cấp này giúp cho cấp huyện chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, từ đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn và bảo đảm hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Hiện nay các cơ quan chuyên môn của huyện đang rà soát nội dung nào giải ngân tốt, nội dung nào giải ngân còn gặp nhiều khó khăn để đề xuất điều chỉnh”.

Ông Nguyễn Trọng Huân, Chủ tịch UBND huyện Mường Khương

Tại huyện Bắc Hà, Nội dung 1 của Tiểu Dự án 2 thuộc Dự án 3 (Chương trình MTQG 1719) về “Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị” cũng đang gặp nhiều vướng mắc khiến tiến độ giải ngân chậm. Nguyên nhân là do tại điểm b, Khoản 3 Mục III Quyết định 1719/QĐ-TTg quy định: "Các doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), HTX tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người DTTS" rất khó thực hiện. Trên thực tế, có rất ít doanh nghiệp, HTX đáp ứng được điều kiện này. Các dự án phát triển sản xuất phải bảo đảm tối thiểu 50% người dân tham gia dự án là đối tượng hỗ trợ của các Chương trình MTQG…; Nhóm còn lại không thuộc đối tượng hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719, khi tham gia vào các dự án liên kết chuỗi, chưa có quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ cho nhóm này.

Đây chỉ là một số vướng mắc được các địa phương nêu ra khi đề cập nguyên nhân khiến tỷ lệ giải ngân vốn các Chương trình MTQG thấp so với kế hoạch. Theo báo cáo của Sở Tài chính, tổng kinh phí sự nghiệp ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện các Chương trình MTQG năm 2024 là 1.367,285 tỷ đồng. Tổng kinh phí đã phân bổ cho UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thực hiện là 1.192,439 tỷ đồng. Đến thời điểm hết tháng 7/2024, kết quả giải ngân đạt 19,8% kế hoạch giao.

Để chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, ngày 30/5/2024, HĐND tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND lựa chọn huyện Mường Khương và Bắc Hà thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG 2024 - 2025 theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội. Theo đó, việc thí điểm phân cấp sẽ làm tăng quyền quyết định cho cấp huyện. Các nội dung đang thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh quyết định thì sau khi thực hiện cơ chế thí điểm sẽ giao cho HĐND huyện Bắc Hà, Mường Khương quyết định, như: Điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các Chương trình MTQG trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch vốn hằng năm, dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm đã được cấp thẩm quyền giao; cơ cấu nguồn vốn ngân sách Nhà nước giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung thực hiện các dự án thành phần khác thuộc Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025…

Nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách đã thúc đẩy các mô hình sản xuất phát triển, nâng cao đời sống đồng bào DTTS
Nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách đã thúc đẩy các mô hình sản xuất phát triển, nâng cao đời sống đồng bào DTTS

“Với việc phân cấp này giúp cho cấp huyện chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, từ đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn và bảo đảm hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Hiện nay các cơ quan chuyên môn của huyện đang rà soát nội dung nào giải ngân tốt, nội dung nào giải ngân còn gặp nhiều khó khăn để đề xuất điều chỉnh”, Chủ tịch UBND huyện Mường Khương Nguyễn Trọng Huân nhấn mạnh.

Đặc biệt, vừa qua Bắc Hà là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do mưa lũ gây ra. Việc tái thiết lại cơ sở hạ tầng như đường, trạm y tế, giao thông, thủy lợi… sẽ cần một nguồn lực đầu tư rất lớn. Việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong triển khai Chương trình MTQG sẽ tạo điều kiện để địa phương chủ động lựa chọn các hạng mục đầu tư, sớm khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc.

Để thúc đẩy tiến độ giải ngân nguồn vốn, với vai trò là cơ quan thường trực của Chương trình MTQG 1719, hiện nay Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã và đang phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các huyện rà soát mục tiêu, nhiệm vụ trên cơ sở tỉnh giao theo các chương trình để phân bổ nguồn vốn phù hợp, vừa bảo đảm giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch, vừa phải thực hiện các mục tiêu chung của tỉnh đã đề ra cho cả giai đoạn. 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.