Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ tuyên dương HS-SV DTTS Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm học 2019-2020

Hoàng Qyý - 20:50, 29/11/2020

Ngày 29/11, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Ban Dân tộc TP. Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành Đoàn Hà Nội và Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên (HS-SV) dân tộc thiểu số (DTTS) Thủ đô có thành tích xuất sắc, tiêu biểu năm học 2019–2020.

Ông Nguyễn Phúc Hải , Phó trưởng Ban Dân tộc TP. Hà Nội phát biểu tại buổi Lễ
Ông Nguyễn Phúc Hải , Phó trưởng Ban Dân tộc TP. Hà Nội phát biểu tại buổi Lễ

Phát biểu khai mạc buổi Lễ, ông Nguyễn Phúc Hải, Phó trưởng Ban Dân tộc TP. Hà Nội cho biết: Thời gian qua, thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong đó có chính sách đối với lĩnh vực giáo dục dân tộc trên địa bàn Thủ đô được Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố đặc biệt quan tâm. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 15/7/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS miền núi của Thủ đô giai đoạn 2016-2020, Thành phố đã đầu tư 560,449 tỉ đồng cho các trường học thuộc các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cơ sơ vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở các trường được đầu tư theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ, hiện đại.

Đến nay, tại 14 xã vùng DTTS, miền núi của Thành phố có 60 trường học, trong đó có 32 trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia. Nhờ đó, công tác giáo dục đào tạo vùng DTTS, miền núi đã đạt được những kết quả tích cực: 100% trẻ em được học mẫu giáo và lớp 1; tỷ lệ phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học Trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) năm học 2019-2020 đạt trên 90%; tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT và tương đương trên 80%...

Lễ tuyên dương năm nay đã tôn vinh 170 em HSSV DTTS đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia; các em học sinh DTTS đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và các học sinh đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2019-2020. Thay mặt cho 170 em HS-SV có mặt tại buổi Lễ, em Trịnh Phương Linh (học sinh trường PTDT nội trú Thành phố Hà Nội) đã bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo, bố mẹ đã tạo điều kiện cho các em học tập, rèn luyện. Cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chăm sóc đến HS-SV là người DTTS trong thời gian qua. Nhân dịp này, Phương Linh đã thay mặt cho các bạn HS-SV toàn Thành phố hứa sẽ tiếp tục cố gắng, rèn luyện đạo đức, phấn đấu học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, những công dân tốt của Thủ đô.

Ông Trần Trung, Quyền Giám đốc Học viện Dân tộc và ông Nguyễn Tất Vinh, Trưởng Ban Dân tộc TP. Hà Nội tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho các em học sinh.
Ông Trần Trung, Quyền Giám đốc Học viện Dân tộc và ông Nguyễn Tất Vinh, Trưởng Ban Dân tộc TP. Hà Nội tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho các em học sinh.

 Trong số 170 em học sinh được vinh danh, nổi bật nhất là 48 em được Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen. Trong đó, có 01 em đạt giải cấp Quốc tế, 01 em đạt giải cấp Quốc gia; 08 em đạt giải cấp Thành phố trong các kỳ thi văn hoá và thể thao; 15 em đỗ đại học đạt điểm cao và 23 em sinh viên DTTS học tại các trường Đại học, cao đẳng có thành tích học tập xuất sắc năm học 2019-2020. 

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.