Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi Lễ.Dự buổi Lễ còn có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bế Xuân Trường, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Lâm Thanh Mẫn, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Cùng dự có lãnh đạo 3 cơ quan phối hợp tổ chức Lễ Tuyên dương (Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCSHCM); đại diện lãnh đạo một số Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương; đại diện một số Ban Dân tộc các tỉnh và các thầy cô giáo ở các Trường có học sinh, sinh viên được Tuyên dương.
Dự buổi Lễ còn có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bế Xuân Trường, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Lâm Thanh Mẫn, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Cùng dự có lãnh đạo 3 cơ quan phối hợp tổ chức Lễ Tuyên dương (Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh); đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; đại diện một số Ban Dân tộc các tỉnh và các thầy cô giáo ở các Trường có học sinh, sinh viên được Tuyên dương.
Phát biểu khai mạc buổi Lễ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định: Trong những năm qua, các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh và toàn xã hội luôn dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng DTTS và miền núi. Ngân sách nhà nước đã dành hàng nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng trường, lớp học; mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học; hỗ trợ gạo, tiền ăn để các em học sinh DTTS khó khăn có điều kiện học tập. Nhờ vậy, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ngày càng cao, chất lượng từng bước được nâng lên, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.
“Chúng ta có thể khẳng định rằng, đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp thiết thực nhất, góp phần phát triển nhanh, bền vững vùng DTTS và miền núi”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.
Nhờ sự quan tâm chăm lo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền địa phương và tâm huyết của đội ngũ thầy cô giáo, sự nghiệp giáo dục ở vùng DTTS và miền núi ngày càng khởi sắc. Rõ nét nhất là số học sinh, sinh viên DTTS đạt thành tích cao trong học tập ngày càng tăng.
Để kịp thời cổ vũ, động viên, các em học sinh, sinh viên DTTS đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện; tạo sức lan tỏa, lôi cuốn con em các DTTS thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, những năm qua, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu. Năm 2018 là năm thứ 6 sự kiện ý nghĩa này được tổ chức để vinh danh 166 em học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu.
“Tại buổi lễ hôm nay, chúng ta ghi nhận và tuyên dương 166 em học sinh, sinh viên DTTS đã đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập và rèn luyện. Các em là những tấm gương tiêu biểu về tinh thần chăm chỉ học tập, vượt khó vươn lên, là những bông hoa rực rỡ, ngát hương trong vườn hoa đa sắc màu của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến cũng cho rằng, kết quả các em đạt được hôm nay mới là bước đầu, phía trước còn nhiều khó khăn thử thách. Vì vậy, các em không được bằng lòng với những gì đã đạt được, tiếp tục chăm chỉ học tập văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, các kỹ năng mềm để sau này trở thành người có ích, tìm được việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống và giúp đỡ gia đình.
“Nhân dịp này, chúng tôi xin gửi tới các bạn học sinh, sinh viên DTTS toàn quốc lời nhắn nhủ: Thành công nào cũng bắt nguồn từ một quá trình học tập và lao động nghiêm túc; chăm ngoan, học giỏi là hành động thiết thực để giúp mình, gia đình và buôn làng chúng ta thoát khỏi cảnh nghèo nàn, chậm phát triển”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến chia sẻ.
Tại buổi Lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhiệt liệt biểu dương thành tích của các em, Phó Thủ tướng khẳng định, hiếu học là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta; 166 em được tuyên dương hôm nay thực sự là những bông hoa tươi thắm ngát hương, là niềm tự hào của gia đình, dòng họ, thôn bản.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh, hiện nay các vùng DTTS, miền núi vẫn là những địa bàn khó khăn nhất cả nước, để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo thì phát triển giáo dục là giải pháp tốt nhất, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị: Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát, nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ bổ sung chính sách phát triển nguồn nhân lực DTTS. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cần tiếp tục chăm lo về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện cho ngành giáo dục phát triển, tiếp tục quan tâm ưu đãi bằng các chính sách giúp đội ngũ nhà giáo và các em học sinh có điều kiện tốt hơn nữa. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, các trường học cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh, toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, văn hóa ứng xử trong cuộc sống; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ngày càng vững mạnh.
Trong 166 học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2018 có 17 em đạt giải Nhì, Ba, Khuyến khích trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; 94 em đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; 02 em 3 năm liền xếp học lực giỏi và trúng tuyển vào đại học với số điểm trên 27 điểm; 42 em tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng loại xuất sắc. Đặc biệt năm nay có 11 em học sinh DTTS rất ít người (dưới 1.000 người) gồm Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu và Ơ Đu được trúng tuyển vào đại học.
NHÓM PV