Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ Thượng cờ ASEAN tại Hà Nội

PV - 09:47, 09/08/2019

Lễ Thượng cờ ASEAN diễn ra sáng nay tại Trụ sở Bộ Ngoại giao nhân kỷ niệm 52 năm ngày thành lập Hiệp hội (8/8/1967-8/8/2019).

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Hải Minh Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Hải Minh

Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Đại sứ Venezuela Jorge Rondón Uzcátegui - Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội, các Đại sứ, đại biện, đại diện đại sứ quán các nước ASEAN và các đối tác của ASEAN tại Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đánh giá, sau hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã vươn lên thành một cộng đồng vững mạnh với 10 quốc gia Đông Nam Á và đang phát triển toàn diện, bền vững, các thành viên ngày càng gắn kết, cùng ứng phó hiệu quả với các khó khăn, thách thức của thời đại.

ASEAN đã và đang đóng vai trò quan trọng không thể phủ nhận đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; có quan hệ rộng mở với các đối tác, đặc biệt là các nước lớn trên thế giới; mang lại những lợi ích quan trọng và thiết thực cho từng quốc gia thành viên.

Trên con đường phát triển và lớn mạnh của hiệp hội, ASEAN đã chứng kiến nhiều cột mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) năm 1976, trong đó quy định các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ hòa bình và hữu nghị giữa các nước thành viên; Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ra đời năm 1992, là cơ sở ban đầu thúc đẩy liên kết và hội nhập kinh tế khu vực; thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1994 để trao đổi, hợp tác xử lý các vấn đề an ninh trong khu vực; và đặc biệt là việc ký kết Hiến chương ASEAN năm 2007 tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột năm 2015.

Những dấu mốc lịch sử này đã khẳng định khát vọng, mục tiêu xuyên suốt và quyết tâm của ASEAN duy trì hòa bình và phát triển bền vững thông qua đối thoại và hợp tác dựa trên luật lệ, tăng cường liên kết, kết nối trong và ngoài khối, nâng cao khả năng thích ứng của ASEAN trong thời đại mới, hướng tới “một Cộng đồng dung nạp, vận hành theo luật lệ, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm”. Năm 2019, với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác vì sự bền vững”, ASEAN đang tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy tính bền vững trên cả ba trụ cột Cộng đồng.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Năm 2020, với trọng trách Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ cùng các quốc gia thành viên kế thừa các thành tựu đạt được, tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác, nỗ lực phấn đấu, đóng góp củng cố và gìn giữ môi trường hòa bình ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển, mở rộng các cơ hội kinh doanh, đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy an sinh và phúc lợi xã hội, thúc đẩy bản sắc chung của ASEAN, giúp kết nối người dân các nước với nhau và đưa các giá trị ASEAN vươn ra ngoài khu vực.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định hợp tác ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong suốt 24 năm kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam tự hào đã tham gia tích cực, chủ động, có trách nhiệm và đóng góp không nhỏ vào tiến trình hợp tác và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ và chung tay của các nước bạn bè thành viên ASEAN cũng như các đối tác, bạn bè khu vực và quốc tế để có nhiều đóng góp hiệu quả hơn nữa vào tiến trình xây dựng một Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, thịnh vượng, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.

Cờ ASEAN mang 4 màu xanh, đỏ, trắng và vàng, với biểu tượng bó 10 thân lá cây lúa ở giữa thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết, thống nhất giữa các nước thành viên và khát vọng hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng của cả khu vực.

Lễ thượng cờ ASEAN đã trở thành thông lệ đáng tự hào của tất cả các nước thành viên và Ban Thư ký ASEAN, thể hiện sự tôn vinh các giá trị chung và cam kết thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hữu nghị và hợp tác của ASEAN.

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới vào năm 2017 và tiếp tục duy trì vị thế này trong năm 2018 với tổng GDP của các nước thành viên trên 2,9 nghìn tỷ USD./.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ảnh: VGP/Nhật Bắc

( baochinhphu.vn )

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.