Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Lễ Sen Đolta trên vùng Bảy Núi

PV - 10:56, 08/10/2018

Hàng ngàn đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi (An Giang) đang rất phấn khởi, thành tâm đón mừng Lễ Sen Đolta của dân tộc mình (từ ngày 7-10/10/2018). Năm nay, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, cuộc sống của người dân đã có nhiều đổi thay, với sinh khí vui tươi, hân hoan hiện hữu trên từng nếp nhà, phum sóc.

Đại đức Chau Sóc Khonl (Sãi cả chùa Rô) ấp Vĩnh Thượng, xã An Cư (huyện Tịnh Biên, An Giang) nói, ông rất vui mừng, khi chính sách của Đảng và Nhà nước đầu tư cho đồng bào được triển khai hiệu quả. Đời sống bà con có nhiều thay đổi so với trước, con em đến tuổi cũng được đi học đàng hoàng, trường lớp khang trang. Đặc biệt, bà con đã có nước sạch sinh hoạt phục vụ lễ hội nhà chùa.

Đồng bào phật tử Khmer tập trung tại chùa Thơm Mít (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên) làm lễ. Đồng bào phật tử Khmer tập trung tại chùa Thơm Mít (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên) làm lễ.

Tại xã An Cư, ngoài chùa Rô còn có chùa Sóc Rè (ấp Bà Đen), chùa Cô Đơn (ấp Soài Chếk) thuộc khu vực hẻo lánh đã được trùng tu ngôi chính điện, nhà khách, nhà nghỉ chư tăng… tạo nên cảnh quan lộng lẫy, trở thành biểu tượng trung tâm của đồng bào phật tử trong phum, sóc.

Ông Chau Phết ở ấp Soài Chếk phấn khởi thông tin: Đón mừng lễ cổ truyền Sen Đolta năm nay, ngoài việc đi chùa, gặp gỡ hỏi thăm chuyện làm ăn, cởi mở, đồng bào Khmer vùng Bảy Núi còn được dự giải bóng chuyền Khmer tỉnh An Giang năm 2018 và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ. Tham dự Ngày hội đua bò Bảy Núi lần thứ 25, tổ chức tại sân đua xã Vĩnh Trung (huyện Tịnh Biên) vào ngày 7/10/2018.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đã giúp những người thợ dệt tại “Làng nghề dệt thổ cẩm Khmer Srây Sakốth” xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) hồi sinh, phát triển. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đã giúp những người thợ dệt tại “Làng nghề dệt thổ cẩm Khmer Srây Sakốth” xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) hồi sinh, phát triển.

Còn Thượng tọa Chau Phrốs, Sãi cả chùa Thơm Mít (xã Vĩnh Trung, Tịnh Biên) nhận định, đời sống của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi ngày càng khá hơn, nhờ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ bằng các chương trình dự án chính sách cho đồng bào…Tại các xã Vĩnh Trung, Văn Giáo, An Cư, Núi Voi,… bà con Khmer trồng rau màu, làm lúa 2 vụ và 3 vụ nên không lo thiếu đói lương thực; nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả, cho con cái đi học đàng hoàng.

Tại huyện Tri Tôn mừng lễ Sen Đolta, các chùa Khmer được trang trí rực rỡ cờ hoa. Nơi đón khách của trụ trì và ban quản trị, nhà chư tăng được trang trí khá tươm tất, khung cảnh trở nên lộng lẫy và trang nghiêm hơn. Không khí đón mừng Lễ Sen Đolta ở các chùa thật rộn ràng với dàn nhạc ngũ âm, tạo nên không khí rộn ràng cho người đến với lễ hội.

Nhạc ngũ âm truyền thống là một loại hình nghệ thuật độc đáo của đồng bào Khmer. Nhạc ngũ âm truyền thống là một loại hình nghệ thuật độc đáo của đồng bào Khmer.

Đối với các phum sóc xã Ô Lâm mấy năm qua, nhờ các chương trình, dự án của Nhà nước hỗ trợ cho đồng bào dân tộc, đã làm thay đổi hạ tầng cơ sở, tạo đòn bẩy cho người dân làm ăn để vươn lên thoát nghèo.

Gia đình chị Néang Sóc Mên ở ấp Núi Đá là một trong những hộ làm ăn hiệu quả. Nhờ được hỗ trợ dụng cụ để khôi phục nghề truyền thống nấu đường thốt nốt, cuộc sống gia đình chị Néang Sóc Mên ngày càng sung túc hơn. Chị kể: “Lúc trước, cuộc sống rất bấp bênh, không có vốn nên công việc nấu đường gặp khó khăn. Nhờ Nhà nước hỗ trợ vốn mua nồi, dụng cụ nấu nên gia đình đã mở rộng quy mô. Ngoài gần chục cây thốt nốt của gia đình, mình còn thuê thêm 20 cây thốt nốt của bà con trong sóc để lấy nước nấu đường mỗi ngày”.

Nghệ nhân dân gian Chau Cháp ở ấp Phước Lộc được suy tôn là Người có uy tín tiêu biểu nhiều năm liền ở xã Ô Lâm, Tri Tôn. Ông chia sẻ: Lễ Sen Đolta là một trong những lễ hội truyền thống có ý nghĩa đặc biệt với đời sống tinh thần đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi. Với sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước, năm nay, bà con Khmer ở các phum, sóc đang có một lễ hội rộn ràng niềm vui.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.