Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer: Thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng

Tào Đạt - 11:37, 10/10/2024

Những ngày qua, trên khắp các phum sóc, các chùa trong vùng đồng bào Khmer các tỉnh Nam Bộ đang nhộp nhịp không khí của Lễ Sen Dolta. Phong tục này mang đậm tính nhân văn và giáo dục đạo đức, nhắc nhở về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; đồng thời, tri ân những anh hùng đã đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết trong cộng đồng.

Đồng bào Khmer làm Lễ cầu siêu tại chùa trong dịp Lễ Sene Dolta
Đồng bào Khmer làm Lễ cầu siêu tại chùa trong dịp Lễ Sene Dolta

Phong tục đẹp gắn kết cộng đồng

Theo tiếng Khmer, từ “Sen” có nghĩa là cúng, còn “Dol” có nghĩa là bà, “Ta” nghĩa là ông. Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà, tổ tiên đã khuất. Dịp lễ này, trong gia đình có người đi làm ăn hay đi học xa nhà sẽ tranh thủ về sum vầy.
Lễ Sen Dolta được tổ chức từ ngày 29/8 đến 1/9 Âm lịch hằng năm, với nhiều nghi thức trang nghiêm mang đậm nét văn hóa đặc trưng riêng của đồng bào Khmer. Do đó, việc chuẩn bị Lễ Sen Dolta được đồng bào thực hiện hết sức chu đáo. Tại các chùa sẽ treo cờ phướn, quét dọn khuôn viên, sơn và duy tu những tháp đựng cốt… Các gia đình thì dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ và chuẩn bị nhiều món ăn truyền thống để dâng cúng ông bà, tổ tiên.
Lễ Sen Dolta xưa kia được tiến hành trong 3 tháng mưa, nhưng nay được rút ngắn, tùy theo điều kiện của từng chùa, bổn đạo. Phong tục này với các nghi lễ chính, gồm: Lễ đặt cơm vắt, Lễ cúng tiếp đón ông bà, Lễ tựu hội và Lễ tiễn ông bà.
Bà con về chùa vào Lễ Sen Dolta.
Bà con về chùa vào Lễ Sen Dolta

Với các nghi lễ này thì nghi thức “cúng” ông bà quan trọng nhất, tuy nhiên hiện nay nhiều người có quan niệm “cúng” không thể đến với người thân quá vãng mà phải dâng thức ăn để nhà sư đọc kinh hồi hướng họ mới thọ hưởng được. Bởi vậy, một hoạt động không thể thiếu của đồng bào Khmer trong dịp này là lên lễ chùa.

Ông À cha Kim Sắc, trú tại xã Tân Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh chia sẻ: “Theo quan điểm của người Khmer, hình thức cúng kiến không thể đến với người quá cố, chỉ qua nhà sư đọc kinh mới đến được. Tùy theo kinh tế gia đình và số lượng nhà sư trong chùa, nếu chùa ít sư thì thỉnh 1 - 2 vị, còn nhiều thì thỉnh 3 - 4 vị về độ cơm, đọc kinh hồi hướng cho ông bà”.
Ông Thạch Suông, trú tại Phường 7, TP. Trà Vinh cho biết, mặc dù có thỉnh nhà sư đọc kinh hồi hướng nhưng gia đình vẫn làm mâm cơm cúng ông bà, đặc biệt trong nghi thức cúng tiễn không thể thiếu muối, gạo, quần áo, vật dụng...
“Nói chung hầu hết gia đình dân tộc Khmer đều tiến hành nghi thức cúng ông bà. Tùy theo khả năng, có gia đình chỉ cúng, lại có gia đình vừa thỉnh nhà sư vừa cúng. Nhất là lễ thứ 2 - Lễ cúng ông bà và trong Lễ tiễn đưa ông bà có người còn cúng cả quần áo, gạo, tiền”, ông Thạch Suông nói.
Nghi thức dâng cơm ngày Sen Dolta.
Nghi thức dâng cơm ngày Sen Dolta

Bảo tồn và phát huy

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer đã khẳng định được vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, là kho tàng vô giá trong di sản văn hoá của quốc gia, dân tộc. Trong đó, Lễ Sen Dolta hiện có nhiều thay đổi so với trước đây, cả về thời gian lẫn cách thức thực hiện. Tuy vậy, những nghi thức quan trọng mang tính truyền thống vẫn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy.

Hoà thượng Đào Như, Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông cho biết: Cùng với chính trị, kinh tế và xã hội, thì văn hóa là một trong các trụ cột phát triển đất nước. Lễ Sen Dolta được bảo tồn qua năm tháng, trở thành thói quen trong đời sống của đồng bào Khmer, được tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Dân tộc Khmer có nền văn hóa phát triển đa dạng gắn liền với những tín ngưỡng mang sắc thái riêng biệt.
Dân tộc Khmer có nền văn hóa phát triển đa dạng gắn liền với những tín ngưỡng mang sắc thái riêng biệt

Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt, việc triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đã góp thêm nguồn lực quan trọng thúc đẩy quá trình gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.

Nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã và đang tiến hành bảo tồn, trùng tu các ngôi chùa Khmer, phê duyệt nhiều đề án bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc Khmer trên địa bàn. Đồng thời, có nhiều hoạt động thăm hỏi, tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào đón Lễ Sen Dolta an toàn, lành mạnh, đoàn kết.

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer đã khẳng định được vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, là kho tàng vô giá trong di sản văn hoá của quốc gia, dân tộc. Trong đó, Lễ Sen Dolta hiện có nhiều thay đổi so với trước đây, cả về thời gian lẫn cách thức thực hiện. Tuy vậy, những nghi thức quan trọng mang tính truyền thống vẫn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy.


Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.