Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kiên Giang: Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Họp mặt mừng Lễ Sen Dolta năm 2024

Như Tâm - 14:30, 01/10/2024

Ngày 01/10/2024, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức buổi họp mặt mừng Lễ Sen Dolta năm 2024 tại Văn phòng Hội đặt tại Chùa Láng Cát, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh chủ trì. Cùng tham dự còn có các Hòa thượng, Thượng toạ, Đại đức, Chư Tôn đức Hội ĐKSSYN tỉnh, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Các vị Hoà Thượng cùng chư Tôn đức Hội ĐKSSYN tỉnh, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tham dự buổi họp mặt
Các vị Hoà Thượng cùng chư Tôn đức Hội ĐKSSYN tỉnh, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tham dự buổi họp mặt

Về phía chính quyền có ông Danh Phúc – Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang. Đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh, cán bộ hưu trí, Người có uy tín là dân tộc Khmer.

Tại buổi họp mặt, dưới sự tế độ của Hòa thượng Danh Đổng các đại biểu đã được truyền đạt về ý nghĩa của Lễ Sen Dolta. Theo đó, Lễ được tổ chức vào khoảng cuối tháng 8 và đầu tháng 9 âm lịch hằng năm, là một trong những lễ hội truyền thống của người Khmer Nam bộ, thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, gắn con người với gia đình và nguồn cội. Đồng thời, còn thể hiện nét đẹp văn hóa, đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào Khmer với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trong ngôi chùa Khmer Nam bộ. Vì vậy, buổi họp mặt mang ý nghĩa quan trọng của truyền thống, lòng tri ân và tình đoàn kết cộng đồng. 

Hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự, Trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch hội ĐKSSYN tỉnh phát biểu khai mạc
Hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch hội ĐKSSYN tỉnh phát biểu khai mạc

“Lễ Sen Dolta là một dịp đặc biệt để chúng ta thể hiện tình làng nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng. Với sự đồng lòng và gắn kết, Lễ Sen Dolta sẽ tiếp tục là ngọn lửa thiêng, soi sáng cho tinh thần đoàn kết, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng Khmer. Buổi họp mặt là sự quan tâm và kết nối chặt chẽ giữa chính quyền và Phật giáo Nam tông Khmer, qua đó tạo động lực thúc đẩy việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc”, Thượng toạ Danh Nâng, Chánh Thư ký Hội ĐKSSYN tỉnh đã ôn lại ý nghĩa truyền thống Lễ Sen Dolta tại buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang - Ngô Phương Vũ đã chúc các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Người có uy tín, toàn thể chư tăng, phật tử, đồng bào Khmer mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an, đón Lễ Sen Dolta đầy ý nghĩa. Các vị chức sắc Phật giáo hệ phái Nam tông Khmer tiếp tục vận động phật tử, đồng bào Khmer thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Trong thời gian tới, chư tăng, phật tử, đồng bào Khmer tiếp tục phát huy vai trò trong tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tham gia hoạt động an sinh xã hội, góp phần thiết thực vào việc củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng quê hương Kiên Giang ngày càng giàu đẹp...”, ông Vũ mong muốn.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các vị Thường trực Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các vị Thường trực Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang

Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (1 - 3/10) dương lịch. Trong những này, đồng bào dân tộc Khmer chuẩn bị những mâm lễ vật và thực hiện nghi thức truyền thống để đón Lễ. Trong ngày đầu, tất cả phật tử Khmer tập trung, mang theo thức ăn từ nhà đến chùa tiết lễ. Mâm lễ gồm có cơm, thức ăn, bánh ít, bánh tét, hoa quả và nhang đèn cùng cây tăm cúng dường để chia Đại Đức, hồi hướng quả phước đến bậc ân nhân nhất là ông bà cha mẹ, thầy tổ và các vị liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc ...

Tin cùng chuyên mục