Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Lễ mừng lúa mới của đồng bào X’tiêng

PV - 08:37, 27/04/2019

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc X’tiêng đến từ tỉnh Bình Phước đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới của dân tộc mình.

Đồng bào X’tiêng giã gạo, sàng gạo chuẩn bị làm lễ cúng. Đồng bào X’tiêng giã gạo, sàng gạo chuẩn bị làm lễ cúng.

Theo lời của già làng Điểu Đố ở sóc Bù Môn, thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, cứ sau mỗi vụ thu hoạch, việc đầu tiên của dân làng X’tiêng là phải tổ chức Lễ cúng cơm mới để tạ ơn các vị thần: thần trời, thần đất, thần mưa, thần lúa, tổ tiên, ông bà đã phù hộ cho gia đình một vụ mùa bội thu. Đồng thời cầu mong các thần, nhất là thần lúa vụ mùa năm tới phù hộ cho nhà nhà làm ăn no đủ, làm ít được nhiều, làm nhiều càng nhiều hơn, lúa chất đầy kho, gà, heo đầy vườn, bí, bầu đầy rẫy…

Chủ lễ (già làng) cùng dân làng bày lễ vật cúng thần linh và ông bà, tổ tiên. Chủ lễ (già làng) cùng dân làng bày lễ vật cúng thần linh và ông bà, tổ tiên.

Lễ mừng lúa mới của đồng bào X’tiêng được tổ chức mỗi năm 1 lần nhưng theo thông lệ thì Lễ hội không nhất thiết phải cúng trâu, thường chỉ có heo, gà, cơm lam, rượu cần và những lễ vật khác tùy theo điều kiện của gia chủ, bon sóc.

Lễ vật được đồng bào chuẩn bị gồm: 1 đầu heo, 3 con gà luộc, 3 ché rượu cần, 30 can rượu nếp, 30 ống cơm lam, 3 tù canh thụt, 30 xiên thịt nướng, 3 đĩa nhíp xào, 3 hao xôi nếp, rơm vàng đầu vụ, rượu ủ lâu ngày, nêu dựng ngoài sân, nong, nia sàng lúa, trầu cau, tiết gà, gạo nếp giã ngày.

Đồng bào nối nhau theo vòng tròn quanh sân lễ biểu diễn, múa cồng chiêng. Đồng bào nối nhau theo vòng tròn quanh sân lễ biểu diễn, múa cồng chiêng.

Khi cây nêu được dựng, các lễ vật được bày biện xong xuôi, chủ lễ (già làng) tiến về phía cây nêu đọc lời khấn thông báo và mời các thần và hồn lúa, tổ tiên, ông bà về đón mừng ăn lễ và cúng cơm mới.

Khi chủ lễ dứt lời cúng, cồng chiêng vang lên, dân làng nối nhau theo vòng tròn quanh sân lễ, múa theo nhịp cồng chiêng, già làng lấy tiết gà bôi lên cây nêu và uống rượu cần, đội cồng chiêng chung vui, dân làng cùng nhau ăn cơm lam, uống rượu, tiếng cồng chiêng réo rắt, nam thanh nữ tú hát múa, cuộc vui cứ thế tiếp diễn cho đến khi mệt nhoài.

 Sau phần lễ, bà con cùng nhảy múa, ca hát những vũ điệu truyền thống của người X’tiêng trong ngày hội. Sau phần lễ, bà con cùng nhảy múa, ca hát những vũ điệu truyền thống của người X’tiêng trong ngày hội.

Lễ mừng lúa mới là dịp để bà con đồng bào X’tiêng  được nghỉ ngơi sau một vụ mùa làm việc vất vả, đồng thời đây còn là nơi để mọi người trao đổi kinh nghiệm sản xuất, thanh niên, nam nữ gặp gỡ, giao duyên, vui chơi, nhảy múa, ca hát...

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.