Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ Khai mạc SEA Games 31: Việt Nam hấp dẫn, thân thiện - Đông Nam Á mạnh mẽ, cùng nhau tỏa sáng

Hoàng Quý - 22:41, 12/05/2022

SEA Games 31 chính thức bắt đầu với Lễ Khai mạc hoành tráng, được tổ chức lúc 20h00 ngày 12/4/2022 trên Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Trong Lễ khai mạc SEA Games 31, khán giả trong và ngoài nước đã được chứng kiến một sàn diễn rực rỡ sắc màu, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

VĐV Quách Thị Lan thắp đuốc khai mạc SEA Games 31
VĐV Quách Thị Lan thắp đuốc khai mạc SEA Games 31

Nội dung chính của Chương trình thể hiện một Việt Nam chủ động, kết nối và truyền cảm hứng, lan tỏa đến các nước trong khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh thế giới đang gặp nhiều biến động lớn.

“Hãy đến đây với chúng tôi, chúng ta sẽ cùng nhau tỏa sáng và thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết, thái độ cầu thị và yêu chuộng hòa bình, giữ vững ổn định chính trị trong khu vực Đông Nam Á”. Đây là thông điệp mà chương trình khai mạc SEA Games 31 muốn nhấn mạnh bằng nghệ thuật biểu hiện. Chương trình không chỉ nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam, mà còn thể hiện một tâm thế chủ động hội nhập và sáng tạo, đóng góp và gánh vác cùng cộng đồng quốc tế và “Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn”.

Không chỉ đề cao quảng bá văn hóa dân tộc Việt Nam, mục đích lớn lao hơn là tôn vinh bản sắc văn hóa của cộng đồng các nước trong khu vực Đông Nam Á để thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị, trọng thị, tinh thần cống hiến và trung thực, động viên nội lực của con người thông qua thi đấu thể thao.

Màn biểu diễn ấn tượng của các nghệ sỹ múa
Màn biểu diễn ấn tượng của các nghệ sỹ múa

Lễ khai mạc sử dụng những chất liệu nghệ thuật mang tính truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sợi dây liên kết những nét tương đồng trong “Căn cước văn hóa Đông Nam Á” để xây dựng một hệ thống biểu tượng của cộng đồng văn hóa khu vực.

Theo đó, Lễ khai mạc đã góp phần toát lên những hình ảnh đẹp nhất về một Việt Nam hấp dẫn, thân thiện, hiếu khách, cùng với các quốc gia ASEAN khác cùng tỏa sáng, mạnh mẽ hơn sau đại dịch COVID-19 thông qua 3 phần trình diễn.

- Phần 1: "Việt Nam thân thiện" với các tiết mục: Trống khai hội Countdown bằng nghệ thuật trình diễn mapping và công nghệ đồ họa thực tế ảo, Việt Nam xin chào, Hồn sen Việt.

- Phần 2: "Đông Nam Á mạnh mẽ" thể hiện sức mạnh của cộng đồng các nước ASEAN khi liên kết sẽ tạo nên một vị thế trên bản đồ thế giới, bao gồm các tiết mục: Hội tụ để tỏa sáng, Đường đến Việt Nam.

- Phần 3: "Đông Nam Á tỏa sáng" thể hiện sức mạnh đoàn kết, tình hữu nghị của Việt Nam và các nước trong khối ASEAN cùng nhau đoàn kết, xây dựng cộng đồng vững mạnh, phát huy vai trò của ASEAN trên trường quốc tế, bao gồm các tiết mục: Chung một dòng chảy, Hành trình ngọn đuốc SEA Games, Thắp lửa SEA Games.

Đoàn thể thao Việt Nam xuất hiện tại Lễ Khai mạc SEA Game 31
Đoàn thể thao Việt Nam xuất hiện tại Lễ Khai mạc SEA Game 31

Sau đó là các nghi lễ chính thức như rước cờ Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, cờ SEA Games; phát biểu và tuyên bố khai mạc của lãnh đạo Chính phủ, lễ tuyên thệ của vận động viên và trọng tài.

Có khoảng 600 diễn viên, chủ yếu là từ Học viện Múa Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội và 250 vận động viên của Trường Đại học Thể dục Thể thao Từ Sơn tham gia chương trình. Các nghệ sĩ nổi tiếng trong làng âm nhạc Việt Nam biểu diễn cùng với hình ảnh linh vật sao la, biểu tượng của 54 dân tộc của Việt Nam, đại diện 11 quốc gia Đông Nam Á...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố khai mạc SEA Game 31
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố khai mạc SEA Game 31

Ở phần cuối chương trình, sau khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố SEA Games 31 chính thức bắt đầu, ca khúc chủ đề của SEA Games lần thứ 31 "Let's shine" (Hãy tỏa sáng) được cất lên cùng màn pháo hoa rực rỡ trên Sân vận động Mỹ Đình, hứa hẹn một kỳ SEA Games đầy màu sắc tại Việt Nam.

Đặc biệt, đây là lần đầu tiên, Việt Nam có đủ điều kiện về thiết bị kỹ thuật và sự hỗ trợ của công nghệ mới trong nghệ thuật thể hiện, trong công nghệ biểu diễn và trình diễn mang tính quảng trường, đại chúng, chủ động và thể hiện rất ưu việt, như công nghệ trình chiếu hình ảnh đồ họa (Mapping), công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR), công nghệ thực tế mở rộng (Extended Reality - EX) bao gồm thực tế tăng cường (AR- Augmented Reality), thực tế ảo (VR-Virtual Reality), thực tế hỗn hợp (MR-Mixed Reality), kết hợp với ngôn ngữ biểu trưng của văn hóa dân gian đã trở thành di sản được thế giới công nhận để thực hiện những phần nội dung quan trọng chính của chương trình.

Hình ảnh rồng bay lượn xuất hiện trong Lễ khai mạc SEA Game 31
Hình ảnh rồng bay lượn xuất hiện trong Lễ khai mạc SEA Game 31

Khán giả xem truyền hình đã được chiêm ngưỡng hình ảnh thăng hoa sống động khi chú rồng bay lượn từ tâm mặt sàn sân khấu (8.000 m2) của Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, cuộn tròn rồi bay lượn vòng quanh sân khấu và toàn bộ trên sân. Trong khi đó, với mắt thường, khán giả trên sân chỉ thấy chú rồng trên màn hình dựng của sân khấu (800 m2).

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.