Tính đến cuối năm 2016, Việt Nam có 56 lễ hội được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có một số lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS như Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn (Hà Giang); Lễ hội Gầu Tào của người Mông-Hà Giang, Tuyên Quang; Lễ hội Lồng tông của người Tày (Tuyên Quang); Lễ hội Roóng poọc của người Giáy và Lễ Pút tồng của người Dao đỏ (Sa Pa, Lào Cai); Lễ hội Khô già của người Hà Nhì đen; Lễ hội Tháp Bà (Ponagar) Nha Trang (Khánh Hòa); Lễ Bỏ mả của người Raglai; Lễ hội vía Bà Ngũ hành; Lễ hội Ooc-om bok của người Khmer (Trà Vinh)…
Lễ hội ở Việt Nam luôn hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui. Lễ Hội chính là nơi hội tụ, thể hiện nhiều giá trị văn hóa bản sắc của một dân tộc.
SÔNG LAM VÀ CỘNG TÁC VIÊN