Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lê Vũ - Bảo Trần - 22:42, 30/09/2023

Ngày 30/9, thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Xinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Thắng Tam vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo UBND Tp. Vũng Tàu và Ban Quản lý Di tích Đình thần Thắng Tam

Đón nhận quyết định đưa Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đón nhận quyết định đưa Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Được biết, ngôi Lăng Ông Thắng Tam và Đình thần Thắng Tam nằm ở đường Hoàng Hoa Thám, Tp. Vũng Tàu được xây dựng từ đời vua Minh Mạng, vào năm 1824 và được các vua triều Nguyễn sắc phong 3 đạo sắc sau đó. Trong lăng hiện tôn trí 180 bộ ngọc cốt cá Ông, trong đó, có bộ dài 18m.

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam là lễ hội truyền thống tiêu biểu của Tp. Vũng Tàu và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và văn hóa đặc trưng của địa phương. Lễ hội được tổ chức trùng với ngày vía của cá Ông, bao gồm phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ diễn ra nghi thức lễ: Lễ cúng Ông, Lễ Nghinh Ông trên biển, rước Ông, cúng giỗ tiền hiền - hậu hiền và các Anh hùng liệt sĩ, thỉnh sắc thần, cúng tế Ông Nam Hải, lễ xây chầu đại bội.. Phần hội diễn ra với các hoạt động diễn tuồng cổ, trò chơi dân gian kéo co, câu cá, đẩy cây, bi sắt trên bãi biển, đan lưới,..

Ngày 14/2/2023, Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tại buổi lễ, ông Hoàng Vũ Thảnh - Chủ tịch UBND Tp. Vũng Tàu cho biết: Việc Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Thắng Tam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ là nguồn động lực lớn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và các địa phương nói riêng.

Thực hiện nghi thức rước Ông từ khu vực biển Bãi Trước diễu hành qua các tuyến đường về đình thần Thắng Tam (Tp. Vũng Tàu)
Thực hiện nghi thức rước Ông từ khu vực biển Bãi Trước diễu hành qua các tuyến đường về đình thần Thắng Tam (Tp. Vũng Tàu)

“Thành phố sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể để quản lý, bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của “Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu”, để Lễ hội trở thành một điểm nhấn quan trọng trong các hoạt động văn hóa đặc sắc của địa phương. Qua đó gắn kết Lễ Hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu với các hoạt động phát triển du lịch của thành phố, nhằm tiếp tục nâng tầm, đưa Vũng Tàu trở thành thành phố với nhiều sự kiện thường niên, một điểm thu hút và nổi bật trong bản đồ du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Việt Nam”, ông Hoàng Vũ Thảnh khẳng định.

Sau Lễ công bố quyết định, Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu 2023 chính thức diễn ra. Hàng trăm người dân và du khách cùng tham gia nghi thức rước cá Ông từ ngoài biển vào Bãi Trước, sau đó diễu hành về Đình thần Thắng Tam.

Lễ Nghinh Ông Thăng Tam Vũng Tàu thu hút người dân, du khách tham gia
Lễ Nghinh Ông Thăng Tam Vũng Tàu thu hút người dân, du khách tham gia

Năm nay, Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu diễn ra từ ngày 30/9 đến 2/10 (ngày 16/8 đến ngày 18/8 năm Quý Mão)…

Phần hội gồm những hoạt động thể thao, văn hóa: giải bi sắt TP Vũng Tàu mở rộng; giải bóng chuyền hơi; giải bóng rổ 3x3; lễ hội lồng đèn với chủ đề “Biển và Đại dương” tại đường Quang Trung, Bãi Trước...

Bên cạnh các hoạt động truyền thống của Lễ hội, năm nay, chương trình Lẽ hội còn có: Cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc Lễ hội Nghinh Ông”; Ngày hội Diều nghệ thuật Tp. Vũng Tàu mở rộng tại Bãi Trước và Bãi Sau; Giải đua xe mô hình điều khiển từ xa VRC tranh Cúp “Vũng Tàu Challenge năm 2023”; Hội thi hoa lan Tp. Vũng Tàu mở rộng năm 2023; Ngày hội xe đạp; Hội thi rung chuông vàng “Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam và tìm hiểu về lịch sử văn hóa Đình thần Thắng Tam Vũng Tàu”. Ngoài ra, còn có các trò chơi dân gian; gian hàng lưu niệm, thư pháp, tranh cát, tô tượng, tô hình các sinh vật biển, câu cá...

Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể cho các nghệ nhân Gia Rai

Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể cho các nghệ nhân Gia Rai

Trong 2 ngày (19 và 20/11), tại huyện Ia Grai (Gia Lai), Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Lớp “Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hoá phi vật thể” và “Mô hình di sản kết nối gắn với hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các DTTS có di sản tương đồng”.