Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ hội mùa Xuân trên miền đất võ

PV - 11:30, 22/02/2019

Hằng năm, Bình Định diễn ra khoảng 18 lễ hội lớn, bên cạnh đó còn rất nhiều các lễ hội nhỏ với đặc trưng, quy mô địa phương. Nhờ ý thức giữ gìn của người dân, công tác quản lý tốt của các cơ quan chức năng, hầu hết các lễ hội ở Bình Định vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống.

Lễ hội Đô thị nước mặn ở Bình Định. Lễ hội Đô thị nước mặn ở Bình Định.

Gìn giữ nét đẹp truyền thống

Hầu hết các lễ hội ở Bình Định diễn ra trong mùa Xuân như: Lễ hội Chợ Gò ở huyện Tuy Phước vào mùng 1 Tết, Lễ hội Ngọc Hồi-Đống Đa ở huyện Tây Sơn vào mùng 4 và mùng 5 Tết, Lễ hội Vía Bà ở Nhơn Phong vào ngày 17 tháng Giêng, Lễ hội Đô thị Nước Mặn ở huyện Tuy Phước vào ngày cuối tháng Giêng và đầu tháng 2 âm lịch… Mỗi lễ hội thường thu hút vài chục ngàn lượt người từ khắp nơi đổ về tham dự.

Theo nhiều người dân đánh giá, hầu hết các lễ hội ở Bình Định vẫn giữ hài hòa giữa hai yếu tố “lễ” và “hội”, giữa tín ngưỡng dân gian truyền thống với việc thực hành tín ngưỡng ấy vào đời sống hiện đại. Tại các lễ hội đã diễn ra nhiều trò chơi từ dân gian đến hiện đại như: hội đánh bài chòi, đánh đu, kéo co, đấu võ, đấu vật, đẩy gậy, bắt vịt, nấu cơm thi, đập niêu, nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê, đua thuyền, thi đánh cờ người...

Các giải thi đấu bóng chuyền, cờ tướng, cầu lông, hát bội… cũng đã được tổ chức, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia, cổ động. Nhờ đó, truyền thống văn hóa làng xã, dòng tộc được giữ gìn, truyền lưu và phát huy; tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư theo đó càng thêm được củng cố.

Trong khuôn khổ những lễ hội lớn của Bình Định, Lễ hội Ngọc Hồi-Đống Đa là niềm tự hào không chỉ của người dân Tây Sơn mà còn là của toàn dân Bình Định. Như các lễ hội khác ở Bình Định, sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi đậm đà màu sắc truyền thống như biểu diễn võ cổ truyền, hát bội, hô bài chòi cổ…

Tham gia hô hát bài chòi tại Bảo tàng Quang Trung, nghệ nhân Nguyễn Phú vui vẻ cho biết: “Trước buổi hô hát, chúng tôi có giới thiệu về bài chòi và cách tham gia cho mọi người, ai không hiểu chúng tôi sẽ giải thích riêng nên du khách rất hào hứng tham gia, số lượng khách thượng chòi rất đông. Ngay cả đã hết giờ diễn, chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng phục vụ nếu còn người muốn chơi!

Vui chơi nhưng phải an toàn

Việc tổ chức các lễ hội ở vùng đất có nhiều lợi thế như Bình Định đã để lại những dấu ấn hết sức tốt đẹp, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các cộng đồng dân cư. Những hình ảnh thân thiện, gần gũi của đồng bào các dân tộc và nét đẹp văn hóa của vùng đất võ đã có sức lôi cuốn, mời gọi du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, du lịch hoặc đầu tư ở Bình Định.

Bên cạnh ý thức giữ gìn của người dân địa phương, một điểm đặc biệt là các lễ hội ở Bình Định được chính quyền, các ngành chức năng quan tâm, có ý thức trách nhiệm cao. Mỗi lễ hội diễn ra là sự phối hợp của tất cả các cơ quan chức năng như Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&TT), Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, đội an ninh trật tự, cảnh sát giao thông… để phòng tránh các tệ nạn, ảnh hưởng xấu đến sự kiện.

Để làm tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Sở VH-TT&DL Bình Định đã hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội, các lễ hội đã diễn ra an toàn, sôi nổi, hấp dẫn, thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân và du khách tham gia.

Chị Bùi Thị Xuân Lý, du khách từ TP. Hồ Chí Minh về Bình Định tham gia Lễ hội Ngọc Hồi-Đống Đa vui vẻ cho hay: Điều ấn tượng nhất khi tham gia lễ hội Ngọc Hồi-Đống Đa ở Bình Định là, mặc dù rất đông đúc nhưng không có cảnh xô bồ, chen lấn, các tệ nạn như ăn xin, chặt chém du khách. Vì thế, mình có thể yên tâm, thoải mái trải nghiệm những điều thú vị trong lễ hội.

Các lễ hội truyền thống ở Bình Định được được tổ chức thời gian qua cho thấy, quy mô ngày càng lớn, nội dung và hình thức phong phú, số lượng người tham gia ngày càng đông, bao gồm nhiều tầng lớp Nhân dân, nhiều tổ chức xã hội và các thành phần xã hội khác cùng hưởng ứng và tham gia sôi nổi. Điều đáng mừng là các lễ hội đều diễn ra vui vẻ, an toàn và để lại nhiều ấn tượng đẹp trong mắt du khách.

ĐẠT THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.