Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ hội Hoa hồng Thắm tình hữu nghị

PV - 17:14, 13/03/2018

Hàng ngàn loài hoa hồng Bulgaria và hồng cổ Việt Nam đua nhau khoe sắc giữa mùa Xuân Hà Nội. Tình đoàn kết, giao lưu, kết nối hai nền văn hóa Việt Nam-Bulgaria ngày càng được thắt chặt hơn thông qua các hoạt động văn hóa.

Là một trong những sự kiện chào mừng Kỷ niệm Quốc khánh nước Cộng hòa Bulgaria, ngày 3/3, và Kỷ niệm 68 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam-Bulgaria, Lễ hội hoa hồng Bulgaria 2018 với chủ đề “Lễ hội Hoa hồng Bulgaria & Bạn bè” diễn ra từ ngày 8-11/3 tại Công viên nước Hồ Tây (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) đã khép lại và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.

baodantoc_hoahong

Phát biểu tại Lễ hội hoa hồng Bulgaria 2018, bà Marinela Petkova, Đại sứ lâm thời Bulgaria tại Việt Nam cho biết, hoa hồng là một trong những biểu tượng của Bulgaria, được quý trọng trong trái tim và tâm trí của hàng ngàn người Việt Nam đã từng học tập, sống, làm việc tại đất nước Bulgaria. Bà và người dân Bulgaria tự hào khi tổ chức sự kiện này để giúp người dân Việt Nam hiểu hơn về đất nước Bulgaria.

baodantoc_hoahong1

Dạo bước tại Lễ hội hoa hồng, ông Nguyễn Cao Thăng (phố Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Năm nào tôi và bà nhà tôi cũng đến Lễ hội hoa hồng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa cũng như được tham gia, tìm hiểu về nền văn hóa đất nước Bulgaria. Lễ hội năm nay quy củ hơn. Hoa tươi hơn và là hoa thật 100%, nên đã tạo được sức hút”.

Hòa mình vào Lễ hội hoa hồng, chúng tôi cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì và hương thơm dễ chịu của loài hoa nổi tiếng thế giới này. Trong không gian văn hóa tại Việt Nam, hoa hồng được bố trí theo từng chủ đề, khung cảnh nhất định từ hiện đại cho đến văn hóa cổ xưa. Đến đây, chúng tôi được tận hưởng một không gian ngập tràn các loài hoa hồng kiêu sa, quý hiếm, nổi bật đan xen là những thảm hoa xuân cùng nhau khoe sắc. Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ năm trước, năm nay, Ban Tổ chức Lễ hội đã trưng bày 100% hoa thật của đất nước Bulgaria và Việt Nam. Ngoài các cây hồng đến từ Bulgaria, những gốc hồng cổ của Việt Nam có độ tuổi từ vài chục năm trở lên, các cây hồng ngoại, hồng bonsai cũng được dịp khoe sắc tại lễ hội.

baodantoc_hoahong2

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, để chuẩn bị cho Lễ hội ý nghĩa này, từ tháng 12 năm 2017, Đại sứ quán Bulgaria đã phối hợp Viện Di truyền giống (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) chuyển về hơn 1.000 cây hồng Bulgaria gồm hơn 100 loại hồng khác nhau.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức đã mời các chủ vườn hoa hồng lớn tại miền Bắc Việt Nam tham gia như: Làng hoa Xuân Quan (Hưng Yên), Thung lũng hoa Hồ Tây, Hội cây cảnh nghệ thuật Thăng Long…

Tham dự Lễ hội năm nay còn có các nghệ sĩ Bulgaria như: Nhóm nhảy dân tộc Khoro Pudin và ca sĩ nổi tiếng của Bulgaria-Rado Petrov. Trong các ngày diễn ra Lễ hội Hoa hồng đã có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc như: Chương trình thời trang áo dài, thời trang dân tộc Bulgaria; chương trình “Bông hoa hồng nhí”; bình chọn cây hồng đẹp nhất; vũ điệu hoa hồng, hoài niệm Bulgaria; bình chọn Nữ hoàng hoa hồng năm 2018… Tại đây, nhiều sản phẩm được tạo ra từ hoa hồng (tinh dầu hoa hồng, nước hoa hoa hồng, trà hoa hồng...) được phục vụ du khách thăm quan.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.