Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Lễ hội đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà được đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia

Nguyệt Anh (T/h) - 07:30, 30/05/2021

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa công bố Quyết định số 1732/QĐ-BVHTTDL về việc đưa lễ hội đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các kị sĩ trên đường đua
Các kị sĩ trên đường đua (Ảnh TL)

Theo truyền thống, giải đua ngựa ở Bắc Hà thường được tổ chức vào mùa xuân với quy mô toàn vùng. Vào năm 1975, ở Bắc Hà tổ chức một buổi diễu hành với trên 200 con ngựa đi khắp khu vực trung tâm chào mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đến mùa xuân năm 1980, Huyện đội (Ban Chỉ huy Quân sự huyện) Bắc Hà tổ chức giải đua ngựa, bắn súng chọn kỵ sĩ, xạ thủ giỏi để tham gia dân binh vận chuyển lương thực bằng đường bộ. Sau đó, Bắc Hà không tổ chức giải nào nữa.

Đến năm 2007, sau 27 năm Lễ hội đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mới chính thức được khôi phục lại. Lễ hội đua ngựa truyền thống đã trở thành hoạt động thường niên của huyện Bắc Hà tổ chức mỗi năm 1 lần, thực sự đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hoá, tinh thần của Nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa, thể thao đặc sắc của đồng bào các dân tộc địa phương; đồng thời, quảng bá hình ảnh con người, du lịch Bắc Hà đến du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội đua ngựa truyền thống hằng năm đã trở thành điểm nhấn về du lịch của huyện Bắc Hà, với mỗi mùa giải đã thu hút bình quân từ 2,5 - 3 vạn lượt du khách tới tham quan. Việc được đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ giúp cho Lễ hội đua ngựa truyền thống của huyện Bắc Hà được quan tâm bảo tồn tốt hơn và phát huy tốt hơn nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Nhân dân các dân tộc trên vùng Cao nguyên trắng Bắc Hà.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.