Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Lễ hạ thủy ghe ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng

PV - 13:44, 20/06/2018

Với đồng bào Khmer, chiếc ghe ngo chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh. Ghe ngo được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của sức mạnh phum sóc.

Vì có vai trò vô cùng quan trọng như thế nên ghe ngo luôn được bảo quản rất cẩn thận, được đặt ở những vị trí trang trọng nhất trong phum sóc. Mỗi năm, ghe ngo chỉ được hạ thủy một lần để tham gia Lễ hội Oóc Om Bóc-đua ghe ngo, sau đó chiếc ghe lại được đưa lên bờ và bảo quản như cũ.

Khi lễ hạ thủy được bắt đầu, ngoài những tay bơi chủ lực đến để tiến hành những nghi lễ cúng bái cần thiết thì các cư dân của phum sóc cũng tề tựu đông đủ bên chiếc ghe ngo, vừa góp phần cổ vũ tinh thần cho các tay chèo, vừa cầu mong sự bình an, sức mạnh từ vị thần bảo hộ cho bản thân họ thông qua buổi lễ.

 

Người Khmer tin rằng, trong quá trình thi đấu, ghe ngo sẽ mang sức mạnh của con vật được chọn làm biểu tượng. Hai bên thân, mũi và đuôi ghe được trang trí hoa văn, màu sắc phù hợp với biểu tượng của ghe để tạo nên sức mạnh. Mỗi phum sóc có những biểu tượng khác nhau như Neak (rồng), Khla (hổ), Đom Rây (voi), Reach Cha Sây (sư tử), nàng tiên cá… Mỗi ghe ngo sẽ có những vị thần bảo hộ như Srey Khmav, Konseng Sorya, Kontong Khiev, Chontiev Ok, Chon Tiev Tay… Thời điểm và ngày, giờ hạ thủy ghe ngo được mỗi bổn sóc quy định riêng, hợp với phong thủy, vật thờ của phum sóc ấy. Thông thường, lễ hạ thủy ghe ngo được bắt đầu vào sáng sớm.

Khi lễ hạ thủy được bắt đầu, ngoài những tay bơi chủ lực đến để tiến hành những nghi lễ cúng bái cần thiết thì các cư dân của phum sóc cũng tề tựu đông đủ bên chiếc ghe ngo, vừa góp phần cổ vũ tinh thần cho các tay chèo, vừa cầu mong sự bình an, sức mạnh từ vị thần bảo hộ cho bản thân họ thông qua buổi lễ.

Ngày nay, Lễ hội Oóc Om Bóc - đua ghe ngo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành ngày hội chung của các dân tộc Kinh- Khmer-Hoa-Chăm, mối quan hệ càng được thắt chặt và bền vững hơn trong những ngày khai hội.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.