Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Lễ đặt tên cho con của người Chăm Islam

Lam Anh - 16:45, 23/11/2022

Vừa qua, tại không gian Làng dân tộc Chăm, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội), đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang đã tái hiện Lễ cắt tóc và đặt tên cho con của người Chăm Islam.

Em bé đã được bà và mẹ thay đồ, chuẩn bị mọi thứ cho buổi lễ
Em bé đã được bà và mẹ thay đồ, chuẩn bị mọi thứ cho buổi lễ

Nghi lễ cắt tóc và đặt tên cho con là một nghi lễ đặc biệt của người Chăm Islam, mỗi đứa trẻ sinh ra đều phải thực hiện nghi lễ này. Người Chăm Islam lấy tên của 25 vị thánh để đặt tên cho đứa trẻ và tên này sẽ theo đứa trẻ đến suốt đời, không được thay đổi, nếu có thay đổi phải sửa soạn lễ vật tương đương như lúc đặt tên ban đầu để đãi khách thì mới được đổi tên.

Các vị Giáo cả, chức sắc và những người đàn ông đã đến để thực hiện nghi lễ
Các vị Giáo cả, chức sắc và những người đàn ông đã đến để thực hiện nghi lễ

Vì người Chăm Islam tin rằng, sau khi tận thế đến ngày phán xét cuối cùng, họ sẽ được gọi dậy bằng tên thánh đó. Nếu tín đồ Hồi giáo mang một tên khác, họ sẽ vĩnh viễn không được thánh Ala gọi tới. Chính vì thế đây là một nghi lễ không thể thiếu đối với một đứa trẻ của đồng bào dân tộc Chăm Islam được sinh ra

Trước khi đặt tên cho con, người Chăm Islam luôn có sự lựa chọn tên, theo giới tính của trẻ, hoàn cảnh gia đình, cũng như dòng họ và ước vọng của cha mẹ. Bởi vì nghi lễ đặt tên cho một đứa trẻ vừa chào đời, không chỉ là một nghi thức đánh dấu bước chuyển tiếp của đứa trẻ đó, mà còn là sự gia nhập tôn giáo của một thành viên mới trong cộng đồng người Chăm Islam, với tên mới được đặt theo tiếng Arab và được xác nhận như một tín đồ Hồi giáo.

Em bé được bố bế đến cạnh vị Giáo cả (người mặc bộ xanh, ngồi thứ 3 từ phải sang)
Em bé được bố bế đến cạnh vị Giáo cả (người mặc bộ xanh, ngồi thứ 3 từ phải sang)

Thông thường khi đứa trẻ được sinh ra 7 ngày cho đến 40 ngày, gia đình người Chăm Islam sẽ làm Lễ cắt tóc và đặt tên cho con. Tùy vào hoàn cảnh gia đình mà nghi lễ này được tiến hành sớm hay muộn. Nhưng đứa trẻ thực hiện nghi lễ này tính từ khi sinh ra đến khi thực hiện nghi lễ thì không quá 3 tuổi.

Gia chủ mời mọi người dùng trà, chung vui cùng gia đình
Gia chủ mời mọi người dùng trà, chung vui cùng gia đình

Khi đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ sẽ chọn ngày để tiến hành nghi Lễ cắt tóc và đặt tên cho con mình. Thời gian thường được diễn ra từ 9 giờ hoặc 13 giờ trưa tùy theo gia chủ lựa chọn. Gia chủ sẽ mời những vị Giáo cả (Hakim), chức sắc, chức việc trong làng và dòng họ, xóm làng đến tham dự và chứng kiến Lễ cắt tóc và đặt tên cho con của mình.

Mọi người cùng vui mừng chúc phúc cho em bé
Mọi người cùng vui mừng chúc phúc cho em bé

Trước khi tiến hành nghi Lễ cắt tóc và đặt tên cho con, gia chủ dọn dẹp và sửa soạn mọi thứ trong nhà. Đứa trẻ bên trong được thay quần áo mới và bà của đứa trẻ sẽ chuẩn bị khăn, dầu thơm và cây kéo để trên một chiếc mâm nhỏ để thực hiện nghi lễ.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.