Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ Bun huột nặm (Tết té nước) của dân tộc Lào ở Điện Biên

PV - 07:28, 28/03/2021

Lễ Bun huột nặm (Tết té nước) là Tết cổ truyền của dân tộc Lào ở bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), được tổ chức vào khoảng 13 – 15/4 hàng năm, với ý nghĩa đón chào năm mới. Năm 2017 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã công nhận Tết Té nước (Bun Huột Nặm) là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Bun huột nặm (tết té nước) của dân tộc Lào ở Điện Biên
Bun huột nặm (tết té nước) của dân tộc Lào ở Điện Biên

Bun huột nặm (Tết té nước) của dân tộc Lào có ý nghĩa gột rửa những điều xui xẻo trong năm cũ. Với mong muốn năm mới người được té nước sẽ gặp may mắn và tốt lành. Ngoài ý nghĩa đó thì Lễ hội Té nước còn mong muốn năm mới cầu mong mùa mưa thuận gió hòa, cầu cho mưa về tắm mát ruộng đồng, làm mềm đất rẫy để người dân tra hạt. (Tháng 4 ở vùng cao Tây Bắc cũng chính là tháng bắt đầu vào mùa mưa.)

Nghi lễ Bun huột nặm của người Lào tại Na Sang là một trong nghi lễ truyền thống, thường được tổ chức vào đúng thời điểm Tết truyền thống của người Lào. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Vì ngoài ý nghĩa để bà con bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và thần linh còn là dịp để đoàn tụ gia đình thôn bản, mọi người cùng tham gia những trò chơi và những điệu dân vũ truyền thống trong không gian văn hóa bản địa của dân tộc mình.

Dâng lễ cúng bản, cúng tổ tiên...của dân tộc Lào. Ảnh: Trịnh Cúc
Dâng lễ cúng bản, cúng tổ tiên...của dân tộc Lào. Ảnh: Trịnh Cúc

Tết té nước với các hoạt động chính là cúng bản, cúng tổ tiên. Sau lễ cúng bản là tục “căm bản” (kiêng cho người lạ vào bản trong 3 ngày). Những vật hiến tế gồm: gà, lợn… đến chuẩn bị chín mâm lễ đặt vào chín ngăn trong miếu thờ để cúng tế thần linh có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người Lào tại bản Na Sang.

Sau lễ cúng, mọi người quây quần bên nhau, vui vẻ ăn uống và chúc nhau những điều tốt đẹp.

Điệu múa lam vông truyền thống của dân tộc Lào. Ảnh: Trịnh Cúc
Điệu múa lam vông truyền thống của dân tộc Lào. Ảnh: Trịnh Cúc

Sau lễ “căm bản” đến lễ châu xửa (lễ đổi tên). Ðây là nghi thức để người Lào bản Na Sang sẽ bỏ tên do ông bà cha mẹ đã đặt trước đây để lấy theo một tên chung là Sen Khăm, Tạo, Kẻo nhằm đánh dấu sự trưởng thành của mỗi cá nhân trong cộng đồng người Lào.

Trò chơi hổ vồ lợn. Ảnh: Trịnh Cúc
Trò chơi hổ vồ lợn. Ảnh: Trịnh Cúc

Tết té nước (Bun huột nặm) của đồng bào dân tộc Lào hoạt động chính là "té nước", có thể kéo dài từ 4 - 5 ngày. Ngoài hoạt động tổ nước, người Lào Điện Biên còn tổ chức các trò chơi dân gian như: Tấu phắc sá - táu lasa (rùa ấp trứng), buộc chỉ cổ tay, xưa khốp mu (hổ vồ lợn), ngù kin khiết (rắn bắt ngóe), phăn viêng (múa bắt chân bắt đầu), pít mắc tanh (hái dưa chín), phăn viêng (múa bắt chân, bắt đầu), só nặm phạ phốn (xin nước mưa)... và múa lam vông.

Trong những ngày tết, mọi nhà đều kiêng không dệt vải; không mang cây xanh vào bản; không gánh nước mà chỉ được xách nước bằng tay... bởi đồng bào quan niệm làm như vậy đời sống sẽ thịnh vượng, mùa màng bội thu hơn.

Lễ Bun huột nặm (Tết té nước) của dân tộc Lào ở Điện Biên 4

Tết té nước của đồng bào dân tộc Lào tỉnh Điện Biên đã góp phần khẳng định quá trình tồn tại, phát triển của cộng đồng dân tộc Lào trên địa bàn, cùng với đó là sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là lễ hội và cũng là tết truyền thống gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Lào ở Điện Biên, mang đậm triết lý nhân sinh.

Năm nay, người Lào lại chuẩn bị các hoạt động chào đón năm mới của dân tộc mình bằng những phong tục độc đáo ấy.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.