Quang cảnh Hội thảoTham dự Hội thảo có đại diện các Vụ, đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Sở Dân tộc và Tôn giáo các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Phát biểu Khai mạc Hội thảo, ông Võ Văn Bảy - Chánh Thanh tra Bộ Dân tộc và Tôn giáo, cho biết, hiện nay đối với hoạt động thanh tra đã có Luật Thanh tra và các văn bản dưới luật điều chỉnh, nhưng chưa có luật nào điều chỉnh về hoạt động kiểm tra. Các quy định về quy trình kiểm tra nói chung và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc nói riêng chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nên việc tổ chức kiểm tra chính sách dân tộc ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị còn chưa thống nhất, đồng bộ.
Ông Võ Văn Bảy - Chánh Thanh tra Bộ Dân tộc và Tôn giáo, phát biểu tại Hội thảoĐể công tác kiểm tra chính sách dân tộc được hiệu quả, khoa học, thống nhất trong toàn ngành thì việc ban hành Quy trình kiểm tra chính sách dân tộc là thực sự cần thiết và đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quyết định số 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025 - 2030.
Báo cáo tại Hội nghị, bà Tạ Thu Thủy - Phó Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện Chiến lược và khoa học thanh tra, cho biết Dự thảo quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo gồm 3 Chương, 23 Điều. Trong đó, Chương I, về Quy định chung, gồm các nội dung: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc kiểm tra; hình thức kiểm tra; thành phần kiểm tra; quyền hạn và trách nhiệm của Đoàn kiểm tra; Trưởng Đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
Bà Tạ Thu Thủy - Phó Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện Chiến lược và khoa học thanh tra, báo cáo tại Hội thảoChương II, về Trình tự, thủ tục kiểm tra quy định về Xây dựng, phê duyệt và ban hành kế hoạch kiểm tra; điều chỉnh kế hoạch kiểm tra; xây dựng phê duyệt quyết định kiểm tra; xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành kiểm tra; thời hạn kiểm tra; xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo; công bố quyết định kiểm tra, kế hoạch tiến hành kiểm tra; thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra… Chương III về Điều khoản thi hành, quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá, góp ý về nhiều nội dung, như: Đối tượng áp dụng; thành phần kiểm tra; các bước tiến hành một cuộc kiểm tra; thời hạn, nội dung kiểm tra, phạm vi giới hạn, sản phẩm đầu ra của cuộc kiểm tra…