Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lao động vùng DTTS đang dần biến đổi về “chất”

Thiên Đức - 09:58, 11/05/2022

Thời gian qua, lao động vùng DTTS đang dần có sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp sang hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường. Trước mắt, sự chuyển dịch này đặt ra khá nhiều thách thức, song hứa hẹn đem lại hiệu quả lâu dài.

Nghề làm tranh đá quý ở Lục Yên ngày càng phát triển
Nghề làm tranh đá quý ở Lục Yên ngày càng phát triển

Sự chuyển dịch tích cực

Anh Trần Ngọc Nam, Giám đốc HTX trồng cam xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang (Hà Giang) cho biết, người dân ở địa phương anh có nghề trồng cam từ khá lâu. Trước đây, người dân mạnh ai nấy làm, nên năng suất chưa cao. Những năm gần đây, người dân đã nâng cao nhận thức về việc liên kết sản xuất, đồng bộ hóa quy trình, tăng cường xây dựng thương hiệu... nên chất lượng và hiệu quả đã tăng lên.

Anh Nam chia sẻ thêm, khi mới thành lập, HTX cũng gặp phải những khó khăn nhất định vì mỗi người mỗi ý. Tuy nhiên, qua quá trình làm việc, mọi người nâng cao nhận thức, đoàn kết trong công việc. Do đó, các thành viên đã cùng sản xuất theo một quy trình chuẩn. Hiện nay, HTX có 12 thành viên với trên 100 ha trồng cam. Sản phẩm cam của HTX đã chinh phục được được các thị trường khó tính và tạo ra được sự ổn định.

Không chỉ chú trọng trong liên kết sản xuất, người DTTS cũng đã hướng tới sản xuất theo chuỗi giá trị. Chị Nông Thị Tiền ở Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho biết, trước đây, gia đình chị chủ yếu làm nông nghiệp, thu nhập chẳng đáng là bao. Ở địa phương của chị có nhiều cơ sở sản xuất đá quý, nhưng chị ít vốn, nên không thể tham gia. 3 năm trở lại đây, chị cùng một số lao động ở địa phương đã học thêm nghề làm tranh đá quý. Công việc này chỉ cần tận dụng đá vụn nên không đòi hỏi nhiều vốn. Thấy sản xuất nghề tiểu thủ công cho thu nhập khá cao, nên gia đình chị kết hợp một số lao động tại địa phương thành lập cơ sở sản xuất tranh đá quý.

Theo báo cáo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, hiện nay, Hội Nông dân Việt Nam có trên 10,29 triệu hội viên, trong đó có trên 1,8 triệu hội viên là người DTTS, chiếm khoảng 17,5% hội viên. Bình quân hằng năm, có hơn 6,2 triệu hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; gần 3,6 triệu hộ nông dân đạt danh hiệu (trong đó có 20% hộ DTTS đăng ký và 10% số hộ đăng ký đạt sản xuất kinh doanh giỏi các cấp).

Thời gian qua, các mô hình kinh tế hộ, chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp, kinh tế trang trại tổng hợp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX, tổ hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đơn cử, từ năm 2013 đến nay, Trung ương Hội Nông dân đã phối hợp với các địa phương xây dựng và triển khai 30 dự án phát triển kinh tế với 648 hộ DTTS và miền núi ở 18 tỉnh, thành phố tham gia; hỗ trợ gần 80.000 con giống, 30 bộ máy chế biến thức ăn, hơn 5.000 cây giống các loại…

Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ

Thời gian qua, việc đưa khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng DTTS và miền núi đã được chú trọng. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, thực hiện Chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016 - 2025, nhiều địa phương đã nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao được nhiều mô hình, công nghệ phù hợp với từng vùng, miền, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi và vùng DTTS.

Lao động người DTTS tăng cường liên kết sản xuất
Lao động người DTTS tăng cường liên kết sản xuất

Các dự án theo chuỗi liên kết được ưu tiên lựa chọn, nhằm tạo hướng đi bền vững, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân. Trong đó, xây dựng các mô hình liên kết giữa đơn vị sản xuất với nông dân và với nhà phân phối thành chuỗi giá trị từ khâu đầu vào, sản xuất, sau thu hoạch, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm được đặt lên hàng đầu.

Chẳng hạn như: Các dự án đã mang lại hiệu quả môi trường khi tận dụng được các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, mùn cưa…) để sản xuất thành sản phẩm có giá trị sử dụng và trở thành hàng hóa bán ra thị trường. Qua đó, không chỉ doanh nghiệp sản xuất, mà cả người dân sẽ có ý thức tận dụng, thu gom để cấp cho dự án, vừa có tác dụng tăng thu nhập, vừa góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường nông thôn.

Hay các dự án sản xuất gạch không nung đã góp phần phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu không nung để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

Các dự án sản xuất rau, quả, chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn theo VietGAP, an toàn hữu cơ không chỉ giúp tạo ra sản phẩm an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, mà còn giúp giảm thiểu sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, các chất hóa học, giảm phát thải từ sản xuất ra môi trường.

Ngoài ra, các dự án xử lý nước, cấp nước sạch, tưới tiết kiệm nước... đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước cho những khu vực khí hậu khô hạn… Qua đó, các dự án góp phần vào sản xuất bền vững, bình ổn giá nông sản. Vì thế, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ nhanh chóng được nhân rộng, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.