Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lao động tự do ở TP. Hồ Chí Minh: Vẫn khó tìm được việc làm

Lê Vũ - Lê Thuận - 17:19, 27/10/2021

Kể từ đầu tháng 10/2021, TP. Hồ Chí Minh chính thức nới lỏng giãn cách, mở cửa trở lại nhiều hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để tìm kiếm được một việc làm ổn định vào thời điểm này, đối với nhiều lao động tự do vẫn là một bài toán nan giải.

Shipper vẫn là một trong những công việc cứu cánh cho lao động tự do tại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian dịch bùng phát và cả hiện nay
Shipper vẫn là một trong những công việc cứu cánh cho lao động tự do tại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian dịch bùng phát và cả hiện nay

Bức tranh tương phản về nhu cầu lao động

Trái ngược với tình hình thiếu hụt lao động tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc các khu công nghiệp vì nhiều công nhân, lao động nhập cư đã rời TP. Hồ Chí Minh để hồi hương, sau quãng thời gian dài không thể cầm cự nổi vì ảnh hưởng của đại dịch, thì những người lao động tự do tại TP. Hồ Chí Minh vẫn đang loay hoay tìm “kế sinh nhai“ sau thời gian dài mất việc làm, mất thu nhập vì giãn cách xã hội.

Chị Trương Tuyền, sống ở quận 8 cho biết: “Trước dịch em làm phục vụ ở quán cà phê và phòng trà ca nhạc. Quán nghỉ vì dịch, nên em đã mất việc làm 5 tháng rồi. Cũng chưa biết khi nào được hoạt động lại, nên em cũng chưa có công việc. Hiện tại em bán hàng Online một số món ăn vặt tại nhà để kiếm sống“.

Tương tự, anh Nguyễn Huy Đức, ở quận Tân Bình chia sẻ: “Tôi quê ở Vĩnh Long, lên thành phố được 2 năm và làm phụ bếp cho một quán phở. Tôi cũng cố gắng cầm cự ở lại để mong sau dịch tiếp tục làm việc. Tuy hiện nay đã hết giãn cách, nhưng vẫn rất khó tìm được công việc như trước. Hiện tôi vẫn chưa có việc làm“.

Có bức tranh tương phản trên, theo nhiều ý kiến cho rằng, bởi vì phần lớn các hoạt động dịch vụ cần lao động tự do vẫn chưa hoạt động lại, hoặc hoạt động hạn chế, cầm chừng, nên nhiều công ty, hộ kinh doanh vẫn chưa có nhu cầu tuyển dụng, hoặc chưa gọi nhân viên đi làm lại.

Điển hình như các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê... chỉ bán mang về, hoặc hoạt động không hết công suất nên nhu cầu thuê, mướn lao động không cao. Lĩnh vực xây dựng, các lĩnh vực cần lao động phổ thông, vẫn chưa hoạt động trở lại bình thường như trước. Vé số cũng mới được hoạt động trở lại, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn vì điều kiện kinh tế, cũng như tâm lý e ngại tiếp xúc của người mua.

Việc nhiều dịch vụ ăn uống chưa được bán tại chỗ, dịch vụ giải trí vẫn chưa được hoạt động lại, khiến nhiều lao động vẫn chưa tìm được công việc phù hợp
Việc nhiều dịch vụ ăn uống chưa được bán tại chỗ, dịch vụ giải trí vẫn chưa được hoạt động lại, khiến nhiều lao động vẫn chưa tìm được công việc phù hợp

Giải bài toán mưu sinh - cần phải có lộ trình

Cụ thể tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua, các doanh nghiệp đã bắt đầu trở lại với nhịp làm việc của mình, nhưng đa phần là với lực lượng lao động cũ nghỉ việc có trợ cấp và lực lượng lao động vẫn làm việc trực tuyến trong thời gian giãn cách. Còn số lượng lao động bị sụt giảm thì vẫn được tuyển dụng, tuy nhiên không phải là yêu cầu cấp bách hoặc ồ ạt (ngoại trừ các nhà máy và xí nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp).

Chị Ánh Trúc sống ở quận Tân Phú chia sẻ: “Nhà hàng hải sản của gia đình tôi ngày trước có không dưới 15 nhân viên lao động tự do phục vụ trong 1 ca. Tuy nhiên, bây giờ mình chỉ giữ lại bếp và 1 phục vụ để bán mang về (chủ yếu để giữ lại đầu bếp). Dù sắp được bán ăn tại chỗ, nhưng mình vẫn chưa có nhu cầu thuê nhân viên nhiều, vì số lượng bán trong ngày có hạn, nếu thuê nhân viên thì chi phí rất cao, cầm chắc sẽ lỗ, và sẽ buôn bán ra sao trong thời gian tới”.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, bài toán mưu sinh cho các lao động tự do tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay, không phải là quá khó giải, nhưng cần phải có lộ trình ít nhất là đến cuối năm hoặc sang quý I/2022. Bởi các kịch bản phục hồi của thị trường lao động, phải dựa vào đà phục hồi của nền kinh tế nói chung, tình hình kiểm soát dịch bệnh và chính sách nới lỏng của các địa phương. Bên cạnh đó, người lao động cũng cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chuyển đổi công việc, chấp nhận làm việc khác với chuyên môn, hoặc khác với yêu cầu đặt ra, để dễ tìm kiếm việc làm trong bối cảnh hiện nay.

Được biết trong thời gian tới, để góp phần hỗ trợ giải quyết vấn việc làm cho lao động tự do tại Thành phố sau giãn cách, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức các sàn giao dịch việc làm để kết nối cung cầu lao động.

Ngoài ra với việc Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19” được đưa vào áp dụng đồng bộ, hiệu quả, thì vần đề mưu sinh của người dân chắc chắn sẽ có nhiều khởi sắc hơn và dần phục hồi như trước.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.