Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lào Cai: Thác Cát Cát - Sa Pa được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh

Thùy Anh - 15:54, 27/08/2022

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai vừa công bố Quyết định xếp hạng Thác Cát Cát là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

Lãnh đạo sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai trao Bằng công nhận di tích cho thị xã Sa Pa
Lãnh đạo sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai trao Bằng công nhận di tích cho thị xã Sa Pa

Thác Cát Cát nằm trong địa phận bản Cát Cát, thuộc xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đây là bản có đến trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, được định hình từ giữa thế kỷ 19. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện và chọn Cát Cát làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức.

Tên gọi Cát Cát (đọc chệch từ tiếng Pháp Cascade) được người Pháp đặt tên cho một dòng thác nhỏ ở trung tâm tâm thôn Cát Cát khi mới bắt đầu đến nơi đây. Trong tiếng Pháp, từ “Cascade” có nghĩa là thác nước. Ngoài ra, người dân sống trong thôn còn cho biết tên gọi của thác theo tiếng Mông là Ca Ca tức là Cuối chợ, Sau chợ.

Thác Cát Cát là điểm tham quan không thể thiếu trong chương trình du lịch của nhiều du khách khi đến với Sa Pa
Thác Cát Cát là điểm tham quan không thể thiếu trong chương trình du lịch của nhiều du khách khi đến với Sa Pa

Thác Cát Cát là một dòng thác nhỏ với độ cao khoảng 30 m đổ xuống khu vực hợp lưu 3 dòng suối quan trọng của Sa Pa, là suối Vàng (suối Thủy Tiên, suối Chim Én) từ dãy Hoàng Liên Sơn đổ xuống, suối Mường Hoa (suối Ba Ba) chảy xuôi xuống thôn từ đầu nguồn Thác Bạc và suối Phềnh Hù từ trên thị trấn Sa Pa đổ xuống. 3 dòng suối hợp lưu tại trung tâm thôn Cát Cát rồi xuôi theo dòng của suối Mường Hoa đổ về khu vực Tả Van.

Đặc biệt, vào tháng 10/1925, một nhà máy thủy điện cỡ nhỏ được người Pháp đầu tư và xây dựng, hình thành cạnh thác Cát Cát và khánh thành năm 1926, là một trong những công trình thủy điện đầu tiên ở Việt Nam, cũng như ở Đông Dương. Người dân bản Cát Cát cách đây gần 100 năm đã có ánh sáng của điện lưới, là sự khác biệt nhất Tây Bắc thời bấy giờ. Nay thủy điện này đã có lịch sử gần 100 năm, trở thành một điểm tham quan thu hút khách du lịch, nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh bản Cát Cát.

Thác Cát Cát, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Thác Cát Cát, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Thông qua kết quả đánh giá, khảo sát đặc điểm, cũng như tính chất cơ bản của di tích cho thấy thác Cát Cát có lưu lượng thất thường với sự thay đổi rõ rệt theo mùa. Cấu tạo địa hình địa mạo của khu vực này hoàn toàn do tạo hóa của tự nhiên và sự kiến tạo địa chất kéo dài hàng triệu năm, cùng với bàn tay tôn tạo của con người đã làm nổi bật vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên của nơi đây.

Cho đến nay, trên địa bàn thị xã Sa Pa có 8 danh lam thắng cảnh được công nhận là di tích, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia và 4 di tích cấp tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.