Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lào Cai: Tăng cường phòng chống dịch tại đền, chùa

Trọng Bảo - 18:34, 22/02/2021

Những ngày Tết và sau Tết, là khoảng thời gian người dân tới đền, chùa để cầu an cho gia đình, người thân. Năm nay, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các ban ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã và đang đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các đền, chùa.

Du khách đều thực hiện rửa tay sát khuẩn trước khi vào hành lễ
Du khách đều thực hiện rửa tay sát khuẩn trước khi vào hành lễ

Đền Thượng tọa lạc ở phường Lào Cai, thành phố Lào Cai là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương-Trần Quốc Tuấn. Năm 1996, Đền Thượng được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm đến tâm linh trong những ngày đầu năm mới, không chỉ của người dân trong tỉnh, mà còn là một điểm đến đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Lào Cai.

Vào thời điểm này những năm trước, Đền Thượng luôn trong cảnh chật ních người ở gần xa đến du ngoạn, chiêm bái và hành lễ từ sáng đến tối. Theo Ban Quản lý các khu di tích thành phố Lào Cai, năm nay do dịch Covid-19 nên lượng người đến vãn cảnh, cầu an vào đầu năm giảm hẳn. Du khách chủ yếu là người dân trong tỉnh, rất ít người từ các địa phương khác.

Chị Nguyễn Thị Hiền, du khách đến từ thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) cho biết: Tôi và gia đình đầu năm mới đi Lào Cai và các đền, chùa trên địa bàn tỉnh vừa là du xuân, vừa là cầu bình an cho gia đình. Để bảo đảm phòng chống dịch bệnh, chị và mọi người trong đoàn luôn chấp hành nghiêm quy định đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi vào đền, chùa.

“Tới thăm quan một số đền, chùa trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tôi thấy công tác phòng chống dịch được các đền chùa làm rất nghiêm. Nếu phát hiện du khách không đeo khẩu trang, nhân viên Ban Quản lý đền chùa đã ra tận nơi nhắc nhở”, chị Hiền kể lại.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, có những đền, chùa có lượng du khách ghé thăm dịp đầu năm nhiều như Đền Mẫu, Chùa Tam Bảo, Đền Bảo Hà… Đầu Xuân năm nay, số lượng khách cũng giảm rõ rệt. Điều này cho thấy, người dân đã có ý thức trong việc phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc thực hiện khuyến cáo không tập trung đông người.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Trưởng ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, Ban Quản lý di tích thành phố, đã triển khai đồng bộ các biện pháp quyết liệt phòng dịch. Cụ thể, tăng cường thời lượng tuyên truyền về dịch bệnh trên hệ thống loa phát thanh ở các điểm di tích; bố trí lực lượng bảo vệ 24/24, để kịp thời nhắc nhở du khách thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như, đeo khẩu trang, rửa tay dung dịch sát khuẩn được đặt sẵn ở cửa ra vào các đền, chùa.

“Qua theo dõi thì cơ bản du khách đều chấp hành tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh khi đến hành lễ tại các đền, chùa”, ông Dũng cho biết thêm.

Trước đó, ngày 6/2 tại cuộc họp khẩn để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã yêu cầu, dừng các hoạt động chào đón năm mới, lễ hội Xuân trên địa bàn; các sở, ban, ngành, địa phương cần tập trung cao độ để ngăn ngừa dịch xâm nhập trong dịp Tết.

Theo đó, tỉnh Lào Cai không tổ chức bắn pháo hoa trong toàn tỉnh nhằm hạn chế sự tập trung đông người theo thông điệp 5K (Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập đông người-Khai báo y tế) của Bộ Y tế. Tỉnh cũng dừng mọi hoạt động lễ hội chào Xuân khác tại các địa phương trong tỉnh đã được dự kiến trước đó... Riêng về Lễ hội Đền Thượng tại thành phố Lào Cai, sẽ dừng phần hội, chỉ thực hiện phần lễ với các thủ tục liên quan đến tâm linh.


Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.