Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Lào Cai: Tăng cường ngăn chặn lợn nhập lậu qua biên giới

PV - 10:41, 25/09/2018

Thời gian gần đây, giá lợn trong nước có xu hướng tăng cao. Do đó, một số đối tượng đã vận chuyển lậu lợn từ Trung Quốc vào Việt Nam. Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng tới chăn nuôi của người nông dân mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

ngăn chặn lợn nhập lậu Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra thịt lợn bày bán tại chợ trung tâm thị trấn Mường Khương.

Những mối nguy từ lợn nhập lậu…

Vừa qua (19/8), trong khi đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực Km 15 thuộc xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai), lực lượng chức năng đã phát hiện 1 xe ô tô tải đang vận chuyển lợn đi tiêu thụ. Qua kiểm tra, trên xe ô tô đang vận chuyển 10 con lợn, với tổng trọng lượng 700kg không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không có hóa đơn chứng từ kèm theo. Sau khi xử phạt hành chính, toàn bộ số lợn trên, đã được cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh xảy ra.

Vụ việc trên cho thấy, tình trạng nhập lậu lợn qua các đường biên, lối mở trên tuyến biên giới ở Lào Cai đã và đang gây ra những nguy cơ bất ổn trong sản xuất chăn nuôi của bà con nông dân khi mà giá lợn hơi trong nước ở mức cao (dao động từ 53 đến 54 nghìn đồng/cân hơi). Đặc biệt, việc nhập lậu lợn qua biên giới nếu không được quản lý chặt chẽ, còn tiềm ẩn nguy cơ rất cao lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Thái, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 9 cho biết: “Hiện nay, công tác phòng chống buôn lậu lợn từ Trung Quốc vào Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ riêng địa bàn huyện Mường Khương đã có trên 80km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn với nhiều đường mòn, lối mở. Các đối tượng buôn lậu có nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng. Qua tìm hiểu, một trong những thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu đó là, thuê đồng bào địa phương trực tiếp qua bên kia biên giới chuyển về từng con, sau đó gom lại”.

“Bà con qua biên giới mua 3-4 con đưa về nhốt chuồng vài ngày sau đó mang cân bán công khai cho thương lái. Khi đó, dù chúng tôi có phát hiện ra thì cũng rất khó xử lý vì đồng bào nhận là lợn họ nuôi giờ mang bán”, ông Thái thông tin.

Tăng cường biện pháp ngăn chặn…

Được biết, trước thực tế này, thời gian qua, lực lượng chức năng huyện Mường Khương phối hợp với các xã tăng cường tuyên truyền tới người dân, nhất là người dân dọc tuyến biên giới nâng cao ý thức, không tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu; kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng những hiện tượng, đối tượng nhập lậu lợn qua biên giới; tăng cường bám sát địa bàn, kiểm tra và xử phạt nghiêm khắc đối tượng vi phạm.

Chị Nguyễn Thị Thơm, tiểu thương bán thịt lợn ở chợ trung tâm thị trấn Mường Khương cho hay, những ngày qua, có rất nhiều thương lái lên Mường Khương gom lợn từ Trung Quốc chuyển về xuôi tiêu thụ do giá lợn hơi giữa Việt Nam và Trung Quốc chênh nhau rất lớn (khoảng hơn 20 nghìn đồng/cân hơi). Tình trạng này, ít nhiều cũng ảnh hưởng tới uy tín và lương tâm tiểu thương chúng tôi, vẫn có tình trạng một số người vì lợi nhuận trà trộn thịt lợn của Việt Nam và thịt lợn Trung Quốc bán cho người tiêu dùng.

“Cách nhận biết thịt lợn Trung Quốc cũng không khó, bởi hầu hết lợn nhập từ Trung Quốc về thường trên 1 tạ/con nên chân giò lợn bình quân mỗi cái cũng trên 3kg”, chị Thơm chia sẻ.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Thái, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 9, một trong những khó khăn trong công tác phòng chống buôn lậu nói chung và buôn lậu lợn nói riêng, là chức năng, nhiệm vụ của lực lượng quản lý thị trường chỉ quản lý thị trường trong nội địa. Riêng tuyến biên giới do phía Bộ đội Biên phòng quản lý, nếu chưa được sự chấp thuận của Biên phòng thì dù có phát hiện buôn lậu, quản lý thị trường cũng không thể vào xử lý được.

“Chúng tôi cũng đã đề xuất, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa lực lượng Biên phòng và lực lượng quản lý thị trường trong công tác phòng chống buôn lậu. Đồng thời, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cũng cần tìm hiểu để nhận biết thịt lợn nhập từ Trung Quốc. Từ đó nói “không” với thịt lợn nhập lậu không qua kiểm dịch.”, ông Thái nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, để bảo vệ người sản xuất, người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi trong nước, rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng, nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng lợn giá rẻ từ bên kia biên giới tràn vào nước ta.

Nhiệm vụ của lực lượng quản lý thị trường chỉ quản lý thị trường trong nội địa. Riêng tuyến biên giới do phía Bộ đội biên phòng quản lý, nếu chưa được sự chấp thuận của Biên phòng thì dù có phát hiện buôn lậu, quản lý thị trường cũng không thể vào xử lý được...” (Ông Nguyễn Văn Thái, Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 9)

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!