Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lào Cai: Nỗ lực đưa điện lên vùng cao

PV - 11:11, 26/04/2019

Dù đã được sử dụng điện lưới quốc gia gần 2 năm nay nhưng đến thời điểm này, ông Vàng Dỉ Lìn ở thôn Vả Thàng, xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương vẫn chưa vơi hết niềm vui. Ông Lìn vui cũng phải thôi, bởi hơn 70 năm sinh sống trên mảnh đất quê hương, quanh năm với ánh sáng lờ nhờ của chiếc đèn dầu thì khi có ánh sáng của nguồn điện lưới quốc gia, bảo sao ông không vui cho được.

Công nhân Điện lực Lào Cai hướng dẫn bà con vùng cao sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Công nhân Điện lực Lào Cai hướng dẫn bà con vùng cao sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.

“Có điện lưới quốc gia, chỉ cần cắm nồi cơm điện rồi đi làm lúc về đã có cơm ăn rồi. Có điện, gia đình mua ti vi về xem tin tức thời sự trong tỉnh, trong nước, những mô hình sản xuất giỏi, từ đó con cháu cũng học hỏi được rất nhiều”, ông Lìn tâm sự.

Những năm trước đây, thôn Vả Thàng là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Tung Chung Phố. Một phần của sự khó khăn đó cũng vì không có điện. Mặc dù cấp ủy, chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giúp người dân xóa đói giảm nghèo, nhưng khó thực hiện cũng vì không có điện.

Bởi vậy, ngay sau khi “ánh sáng quốc gia” về đến thôn, bà con được tiếp cận thông tin, khoa học-kỹ thuật trong sản xuất qua ti vi, nhờ đó học hỏi và làm theo được nhiều việc. “Nhiều hộ gia đình đã mua sắm được ti vi, tủ lạnh, máy xay xát lúa gạo phục vụ nhu cầu gia đình và bà con trong thôn, nhờ đó có thêm thu nhập. Ngay như bây giờ, mỗi khi có việc gì, tôi chỉ cần thông báo lên loa là bà con cũng nắm được chứ không phải đi đến từng nhà như trước”, ông Hảng Seo Sùng, Chủ tịch UBND xã Tung Chung Phố cho biết.

Với đặc thù của tỉnh vùng cao biên giới, địa bàn rộng, địa hình hiểm trở, người dân ở không tập trung nên ngành điện lực Lào Cai gặp nhiều khó khăn trong việc kéo điện lưới quốc gia về các thôn, bản thuộc vùng cao, vùng sâu.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Điện lực Lào Cai cho biết: Trong chiến lược phát triển sản xuất-kinh doanh, cùng với việc phấn đấu vượt mức các chỉ tiêu, đơn vị đặc biệt quan tâm đến việc làm sao đưa điện lưới về với các thôn bản, coi đó là một thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm góp phần cùng với tỉnh thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống dân trí cho đồng bào các dân tộc.

Thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn, kênh đầu tư Điện lực Lào Cai đã dành hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư kéo điện về các thôn bản. Năm 2019, Công ty Điện lực Lào Cai tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư, xây dựng lưới điện. Cụ thể trong năm nay, ngành điện Lào Cai sẽ triển khai 2 dự án với tổng mức đầu tư hơn 24 tỷ đồng, xây lắp hạ tầng cho 3 thôn, bản của xã Xuân Hòa (huyện Bảo Yên) và 5 thôn, bản của xã Nậm Đét (huyện Bắc Hà).

Theo thống kê của Công ty Điện lực Lào Cai, trong năm 2018, Công ty đã bảo đảm đủ nguồn điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và Nhân dân trên địa bàn; tình trạng cắt điện luân phiên, sa thải phụ tải không còn nhất là trong mùa nắng nóng. Đặc biệt với nhiều cố gắng nỗ lực, đến hết năm 2018 toàn tỉnh Lào Cai đã có 1.917/2.058 thôn, bản có điện (tăng 0,6% so với 2017); tương đương với gần 95% số hộ dân được sử dụng điện lưới.

Điện là một trong những tiêu chí quan trọng trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi. Do vậy, việc đưa điện lưới quốc gia về các thôn, bản đòi hỏi không chỉ nỗ lực riêng của ngành điện mà cần có sự vào cuộc của các cấp, ngành trong tỉnh. Qua đó, từng bước đáp ứng nhu cầu về điện cho việc phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đồng thời bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.