Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Lào Cai: Lợi ích từ đa dạng hóa các sản phẩm du lịch vùng đồng bào DTTS

Trọng Bảo - 10:26, 29/11/2022

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai chú trọng phát triển xây dựng các mô hình, các sản phẩm du lịch đặc sắc vùng đồng bào DTTS gắn với việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, qua đó góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy kinh tế, giải quyết việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương.

Chợ đêm Bắc Hà - một trong những điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước
Chợ đêm Bắc Hà - một trong những điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước

Các mô hình, sản phẩm du lịch này được xây dựng và phát triển tại các địa phương trong toàn tỉnh, đặc biệt là ở các vùng đông đồng bào DTTS sinh sống. Trong đó, nổi hơn là  Khu du lịch Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát… đã được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển thành những khu, điểm du lịch đặc trưng, với sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương, thu hút đông đảo khách du lịch tìm đến tham quan và nghỉ dưỡng.

Hiện nay, tỉnh Lào Cai có rất nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, như: Lễ hội 4 mùa; Lễ hội trên mây Sa Pa; Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà, Vó ngựa trên mây - Sa Pa; tái hiện chợ tình Sa Pa; Festival Tinh hoa Tây Bắc - Hương sắc Lào Cai; sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa ruộng bậc thang Lào Cai trong chương trình “Hành trình khám phá cung đường di sản Văn hóa ruộng bậc thang - Tây Bắc”; các sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa truyền thống: Lễ Tết nhảy người Dao đỏ, Lễ hội Gầu Tào người Mông, Lễ hội rước đất, rước nước của người Tày Bắc Hà, Lễ hội Roóng Poọc người Giáy, Lễ Cúng rừng “Gạ ma do” ở huyện Bát Xát, Lễ hội Khô Già của người Hà Nhì (Bát Xát).

Ngoài ra, một loại hình sản phẩm du lịch đặc sắc, gắn với người dân vùng cao đang được tỉnh Lào Cai quan tâm phát triển, đó là nhóm sản phẩm du lịch trải nghiệm, khám phá gồm: Du lịch nông nghiệp kết hợp nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; mô hình trồng hoa lan gắn với du lịch sinh thái; mô hình trồng hoa hồng cổ; mô hình trồng dâu tây tại Sa Pa; mô hình trồng hoa hồng, trồng lê Tai nung, vườn mận tại Bắc Hà; đồi chè Linh Dương tại Tp. Lào Cai. Du khách đến tham quan, ngoài việc ngắm hoa, dâu, chè, mận… còn được trải nghiệm trồng, chăm sóc, thu hái…

Để phát triển các sản phẩm du lịch vùng cao, tỉnh Lào Cai đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn, trong đó, ưu tiên cho vay hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng; chính sách hỗ trợ câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian tại điểm du lịch địa phương…

 Việc phát triển du lịch vùng DTTS đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao. Thống kê cho thấy, từ năm 2021 đến tháng 6/2022,  toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 22.400 lao động; trong đó, có hơn 8.000 lao động được giải quyết việc làm trong lĩnh vực du lịch.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.