Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lào Cai: Cần sớm nâng cấp, sửa chữa các hồ thủy lợi

PV - 14:24, 29/07/2019

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có hàng trăm hồ, đập thủy lợi được xây dựng để phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp cũng như điều hòa lũ… Tuy nhiên, trải qua nhiều năm hoạt động, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 59 hồ chứa đang hư hỏng, xuống cấp cần sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

Năm 2017, sau rất nhiều lần kiến nghị, hồ thủy lợi Luổng Đơ thuộc xã Cốc San, huyện Bát Xát được đầu tư sửa chữa nâng cấp, với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng. Sau 1 năm thi công hồ được bàn giao đưa vào tiếp tục vận hành cung cấp nước tưới tiêu cho bà con nông dân 3 thôn Luổng Đơ, Luổng Láo và An Sang. Ông Lục Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND xã Cốc San cho biết: Hồ thủy lợi Luổng Đơ được xây dựng từ những năm 1960, phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản cho bà con nông dân. Tuy nhiên, sau hơn 40 năm đưa vào vận hành hệ thống bờ bao đã xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ mất an toàn.

Hồ Luổng Đơ chỉ là một trong hàng chục hồ thủy lợi đã và đang được tỉnh Lào Cai đầu tư nâng cấp, sửa chữa trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo thống kê của cơ quan chức năng, thì hiện nay toàn tỉnh còn 59 hồ chứa hư hỏng cần sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, tổng kinh phí khoảng 206,9 tỷ đồng.

Hồ Luổng Đơ sau khi được đầu tư nâng cấp đã được bàn giao đưa vào vận hành bảo đảm an toàn. Hồ Luổng Đơ sau khi được đầu tư nâng cấp đã được bàn giao đưa vào vận hành bảo đảm an toàn.

Ông Nguyễn Quang Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai) cho biết: Tỉnh Lào Cai hiện có 101 hồ chứa, trong đó có 2 hồ chứa nước lớn, 7 hồ loại vừa, còn lại là các hồ nhỏ. Điểm chung của các hồ chứa là không có van điều tiết, hình thức xả tràn tự do… Bên cạnh đó, rất nhiều hồ, đập được xây dựng từ rất nhiều năm về trước nên đang dần hư hỏng, xuống cấp, mất an toàn.

Để đảm bảo an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ, các ngành, địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý an toàn đập, như hằng năm xây dựng phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước, phương án ứng phó thiên tai, ứng phó với tình huống khẩn cấp, lồng ghép trong phương án phòng, chống thiên tai và phương án khắc phục hạn hán của từng địa phương.

Cơ quan chuyên ngành thường xuyên kiểm tra, rà soát đập, hồ chứa, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề xuất biện pháp khắc phục đối với hồ chứa nguy cơ mất an toàn; hướng dẫn, tập huấn nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước.

Về việc thực hiện cắm mốc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 38 quy định phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, hiện đã xây dựng xong hồ sơ quản lý đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước.

Thời gian qua, một số hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao đã được đầu tư sửa chữa, như hồ Luổng Đơ (xã Cốc San, huyện Bát Xát), hồ Tổ 4a (thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên), hồ Noong Pó (xã Võ Lao, huyện Văn Bàn)… Tuy nhiên, hiện nay, các đập, hồ chứa nước đều do UBND cấp xã quản lý, khai thác. Vì vậy, việc bố trí kinh phí để nâng cấp, sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn.

Được biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai đã xây dựng phương án đề nghị sửa chữa, nâng cấp 59 hồ chứa, với tổng kinh phí khoảng 206,9 tỷ đồng. Ngoài ra, 8 hồ hư hỏng nặng cần sửa chữa cấp bách, đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí thực hiện, nhu cầu kinh phí là 50 tỷ đồng.

“Trước mắt để bảo đảm an toàn thì đối với các hồ đập hư hỏng nhỏ, chúng tôi đã hướng dẫn, đôn đốc các địa phương sử dụng kinh phí cấp bù giá dịch vụ thủy lợi và huy động người dân đóng góp để sửa chữa, khắc phục tạm; các hồ này sẽ tiếp tục đầu tư sửa chữa trong những năm tới. Thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ đập, hồ chứa nước và thường xuyên theo dõi, bám sát thông tin mưa lũ, chủ động hạ thấp mực nước hồ đón lũ…”, ông Ngọc nhấn mạnh.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.